Theo Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2022 vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng nay (29/12), lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước trong quý 4/2022 ước tính là 52,1 triệu người, tăng 0,3 triệu người so với quý trước và tăng 1,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 51,7 triệu người, tăng 1,1 triệu người so với năm trước.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam qua các năm
Tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ năm 1990 đến 2024 là một minh chứng rõ ràng về sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước. Cụ thể, từ mức 121,72 USD năm 1990, GDP bình quân đầu người đã tăng lên 4.622,24 USD vào năm 2024. Đây là một mức tăng ấn tượng, gấp khoảng 38 lần trong khoảng thời gian 34 năm.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ 1990 - 2024 và dự báo đến 2029 (nguồn: statista)
Sự gia tăng GDP bình quân đầu người cho thấy Việt Nam đã đạt được những bước tiến dài trong việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức phía trước để duy trì và thúc đẩy sự tăng trưởng này, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020
Năm 2010: 1.628,01 USD nhưng đến năm 2014 đã tăng lên đến 2.566,85 USD. Đến cuối giai đoạn, năm 2019, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 3.425,09 USD, sau đó tăng lên 3.548,89 vào năm 2020 và đạt 3.694,02 USD vào năm 2021.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2020 – 2024
Theo số liệu thống kê thì chỉ số GDP của Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 đến 2024 lần lượt như sau:
Việt Nam không chỉ là nước có dân số đông mà còn chứng kiến quy mô GDP ngày càng mở rộng, nâng cao vị thế của quốc gia trong khu vực châu Á và trên toàn cầu.
Dự báo GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2024 – 2029
Dự báo mức GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2024 đến năm 2029 là từ 4622,54 USD lên đến 6542,78 USD vào năm 2029. Cụ thể GDP bình quân đầu người sẽ được dự đoán từng năm như sau:
Đây là con số thể hiện rõ sự tăng trưởng đồng bộ và tính toán dựa trên số liệu giữa các năm. Khẳng định về một sự phát triển kinh tế mang tính chất ổn định và có phần nổi bật so với các nước trong khu vực hiện nay.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2000
Trong giai đoạn 1990 - 2000, GDP bình quân đầu người của Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định từ mức 121,72 USD lên 358,66 USD vào năm 1995 và lên đến 498,58 USD vào cuối năm 2000. Sự gia tăng này phản ánh quá trình đổi mới kinh tế, cải cách thị trường và mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, giúp nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống của người dân.
Giai đoạn 1991-1995 GDP bình quân tăng 8,2%/năm. Trong giai đoạn 1996-2000, mặc dù đối mặt với khủng hoảng tài chính khu vực và thiên tai nghiêm trọng, Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7%. Trung bình từ năm 1991-2000, GDP tăng trưởng 7,6% mỗi năm.
Đến năm 2000, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 498,58 USD, đứng thứ 7 trong 11 quốc gia Đông Nam Á và xếp thứ 173 trong số 200 quốc gia trên thế giới.
Vai trò của GDP thu nhập bình quân đầu người
GDP bình quân đầu người là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong việc đo lường sự phát triển kinh tế.
Đầu tiên, chỉ số này giúp cung cấp một cái nhìn tổng quan về mức độ ổn định và phát triển của một quốc gia. Khi GDP bình quân đầu người tăng, điều đó thể hiện rằng nền kinh tế đang phát triển, thu nhập người dân cải thiện và mức sống được nâng cao. Ngược lại, GDP bình quân đầu người thấp hoặc giảm có thể cho thấy sự suy thoái kinh tế, thu nhập thu hẹp lại và chất lượng cuộc sống suy giảm.
GDP giúp Chính phủ hoạch định chiến lược kinh tế
Thứ hai, GDP bình quân đầu người còn giúp đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế mà một quốc gia áp dụng. Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách có thể dựa vào chỉ số này để phân tích những thành công hay hạn chế trong chiến lược phát triển kinh tế. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện cơ cấu kinh tế và phân phối thu nhập công bằng hơn.
Thứ ba, GDP bình quân đầu người là một thước đo quan trọng để so sánh sự phát triển giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Nó cho phép các nhà kinh tế và các tổ chức quốc tế đánh giá và xếp hạng mức độ phát triển kinh tế của từng nước.
GDP bình quân đầu người là một chỉ số quan trọng, mang tính chất nền tảng giúp định hướng và đo lường sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010
Năm 2001, Việt Nam có chỉ số GDP là 513,2 USD. Đến năm 2006 tăng trưởng lên 996,26 USD và đến 2010 thì chỉ số này là 1628,01 USD.
GDP của Việt Nam không ngừng tăng trưởng qua các năm
Trong giai đoạn này, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Kinh tế trong giai đoạn 2001-2010 đã có sự tăng trưởng ổn định và ấn tượng, với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội bình quân hàng năm đạt 7,2%. Những thành tựu này phản ánh sự phát triển đáng kể và ổn định của nền kinh tế trong thời kỳ này.
So sánh GDP bình quân đầu người của Việt Nam với các nước khác
Năm 2021, Việt Nam đứng thứ 41 trong số 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới và thứ 5 tại Đông Nam Á về quy mô GDP. GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 3.743 USD, đứng thứ 6 trong khu vực và thứ 124 toàn cầu. Trong khi đó, Singapore dẫn đầu Đông Nam Á với khoảng 66.263 USD, xếp thứ 8 thế giới.
Vào năm 2002, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ là 547 USD, xếp thứ 160/195 toàn cầu. Đến năm 2021, con số này đã tăng lên 3.743 USD, gấp 3,7 lần so với 19 năm trước.
Việt Nam đang tập trung vào phát triển kinh tế bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đến năm 2030, nước này hướng tới mục tiêu đạt GDP bình quân đầu người khoảng 7.500 USD và trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại với thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, mục tiêu là trở thành quốc gia phát triển và có thu nhập cao.
Việt Nam là một quốc gia có chỉ số GDP tăng trưởng đều, ổn định. Điều này thể hiện sự phát triển kinh tế của cả nước và mức sống của người dân ngày một nâng cao. Thông qua chỉ số GDP qua các năm sẽ giúp chúng ta biết được những chiến lược kinh tế mà chính phủ đề ra đã đạt hiệu quả và đang từng bước đưa Việt Nam phát triển không ngừng.
Theo thống kê thu nhập quốc dân quý IV và hàng năm (tạm thời) năm 2022 do Ngân hàng Hàn Quốc (BoK) công bố vào ngày 7, GNI bình quân đầu người của Hàn Quốc vào năm ngoái là 32.661 đô la, giảm 7,7% so với năm 2021 (35.373 đô la).
Tuy nhiên, nếu tính theo đồng won, con số này là 42,2 triệu won, tăng 4,3% so với một năm trước.
Một quan chức của BoK cho biết: "Trong trường hợp năm ngoái, tỷ giá hối đoái won/đô la đã tăng trung bình 12,9% hàng năm, đây là điều chưa từng có, theo đó GDP danh nghĩa cũng giảm 8,1% kéo theo GNI danh nghĩa bình quân đầu người tính theo đô la sụt giảm. Tuy nhiên, GDP danh nghĩa tính theo đồng won (2150,6 nghìn tỷ won) đã tăng 3,8%."
GNI bình quân đầu người của Hàn Quốc lần đầu tiên vượt qua cột mốc 30.000 đô la vào năm 2017 (31.734 đô la), sau đó tăng lên 33.564 đô la vào năm 2018. Tuy nhiên đã quay đầu giảm còn 32.204 đô la vào năm 2019 và tiếp tục giảm vào năm 2020 (30.200 đô la).
Vào năm 2021 cùng với việc tỷ giá won/đô la giảm trung bình hàng năm là 3%, nền kinh tế Hàn Quốc đã cho thấy sự phục hồi sau cú sốc của Covid-19 khi GNI tăng trở lại, đạt 35.373 đô la. Tuy nhiên, trong trường hợp của năm ngoái cùng với sự sụt giảm mạnh của đồng won, GNI bình quân đầu người dựa trên đồng đô la lại một lần nữa tụt lùi.
Chỉ số giảm phát GDP đã tăng 1,2% từ năm 2021. Chỉ số giảm phát GDP là một chỉ số kinh tế vĩ mô phản ánh mức giá chung, bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu, bằng cách chia GDP danh nghĩa cho GDP thực tế.
Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế hàng năm (tạm thời) vào năm ngoái là 2,6%, bằng với con số dự kiến được công bố vào tháng 1/2023. Tốc độ tăng trưởng (so với quý trước) quý IV cũng không có sự biến động so với chỉ số dự kiến, ghi nhận mức -0,4%.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng theo ngành đã được điều chỉnh lại và tiêu dùng tư nhân (-0,6%) và tiêu dùng chính phủ (2,9%) trong quý IV đã giảm 0,2 điểm phần trăm (p) so với chỉ số dự kiến. Ngược lại, đầu tư cơ sở vật chất (2,7%), xuất khẩu (-4,6%) và nhập khẩu (-3,7%) lần lượt tăng 0,4 điểm phần trăm, 1,2 điểm phần trăm và 0,9 điểm phần trăm.
Tốc độ tăng trưởng theo ngành là ▲ công nghiệp chế tạo -4,4% ▲ xây dựng 2,1% ▲ dịch vụ 0,9% ▲ nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,2%.