[Trung tâm Xuất nhập khẩu Lê Ánh KHÔNG TỔ CHỨC HỌC VÀ THI CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN, bài viết dưới đây chỉ đưa tin liên quan để người đọc tham khảo. Nếu bạn muốn học và làm về nghiệp vụ khai báo hải quan thực tế trên Ecus/Vnaccs, bạn có thể tham khảo thông tin khóa học tại: Khóa học khai báo hải quan]
Căn cứ pháp lý về thủ tục thi chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan
Thủ tục thi chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan được quy định theo các văn bản pháp lý dưới đây:
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 31/01/2015 của Bộ Tài chính về thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.
- Thông tư số 22/2019/TT-BTC ngày 16/04/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 31/01/2015 của Bộ Tài chính về thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.
- Quyết định 1325/QĐ-BTC ngày 05/08/2019 của Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
Quy trình thủ tục thi chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan
Thí sinh muốn thi chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan, cần thực hiện theo quy trình, thủ tục dưới đây:
- Bước 1: Đăng ký dự thi và nộp hồ sơ:
Đầu tiên, bạn đăng ký trên Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan và nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Sau đó, bạn nộp lệ phí theo quy định tại nơi nộp hồ sơ mà bạn đăng ký dự thi.
Bộ hồ sơ đăng ký thi chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan bao gồm:
2. Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc các ngành kinh tế, luật, kỹ thuật
3. Hai (02) ảnh màu 3x4cm chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự thi
4. Văn bản ghi kết quả học tập trong trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện chuyên ngành đáp ứng điều kiện miễn thi theo quy định
5. Văn bản xác nhận của trường đại học, cao đẳng mà người đăng ký dự thi công tác trước khi thôi làm giảng viên theo quy định trong trường hợp người dự thi thuộc đối tượng miễn thi
2. Hai (02) ảnh màu 3x4cm được chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự thi
Tải mẫu dự thi tại đây: Mẫu dự thi
- Bước 2: Tham gia thi tại địa điểm tổ chức theo quy định
Kết quả thi được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan, báo Hải quan điện tử và niêm yết tại trụ sở Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận hồ sơ dự thi.
Trường hợp không đồng ý với kết quả thi do Hội đồng thi thông báo, người dự thi nộp đơn đề nghị phúc khảo môn thi.
- Bước 4: Cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan :
+ Trường hợp người dự thi có môn thi không đạt yêu cầu, thì kết quả các môn thi đạt yêu cầu được tự động bảo lưu trong thời hạn 01 năm kể từ ngày thông báo kết quả phúc khảo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan; hoặc bảo lưu kết quả cho đến khi kết thúc kỳ thi Cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan tiếp theo liền kề trong trường hợp quá thời hạn 01 năm kể từ ngày thông báo kết quả phúc khảo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan mà kỳ thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan chưa được tổ chức.
+ Người dự thi có 03 môn thi đạt yêu cầu theo quy định (mỗi môn đạt điểm từ 50 điểm trở lên chấm theo thang điểm 100) , thì được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan theo quy định tại Điều 4 Thông tư 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 và không gửi Giấy chứng nhận điểm thi.
- Điều kiện đối với trường hợp miễn các môn thi được thể hiện dưới đây:
+ Miễn thi môn Pháp luật về hải quan và môn Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan đối với trường hợp sau:
Người tốt nghiệp chuyên ngành hải quan thuộc các trường đại học, cao đẳng mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp;
Người đã làm giảng viên thuộc chuyên ngành hải quan tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên, sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉhưu hoặc nghỉ việc.
+ Miễn thi môn Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương đối với trường hợp sau:
Người tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế ngoại thương, thương mại quốc tế, kinh tế đối ngoại, kinh tế quốc tế hoặc logistics và quản lý chuỗi cung ứng thuộc các trường đại học, cao đẳng mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp;
Người đã làm giảng viên thuộc chuyên ngành kinh tế ngoại thương hoặc thương mại quốc tế hoặc kinh tế đối ngoại hoặc kinh tế quốc tế hoặc logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên, sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.
Ngoài việc chuẩn bị tốt kiến thức về ngoại ngữ, tiếng Anh, nắm vững môn thi về chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan, bạn có thể tham gia các khóa học khai báo hải quan chuyên sâu để có thể có kiến thức nghiệp vụ, vừa có kinh nghiệm như đi làm thực tế, nhanh chóng nắm bắt được kỹ năng, kinh nghiệm trong nghề.
Hy vọng Nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích trong ngành Xuất nhập khẩu, logistics.
Để vào các trường đại học quốc tế với chứng chỉ PTE, học sinh cần lưu ý ba mốc điểm quan trọng, đó là PTE 42, 58 và 79, tương đương IELTS 5.5, 6.5 và 8.0.
Tại tọa đàm PTE talks số 3, trên VnExpress ngày 29/7, ông Regan O'Malley - Điều phối viên Học thuật tại Đại học Massey, New Zealand đã chỉ ra ba mốc điểm PTE quan trọng mà học sinh cần nhắm tới khi muốn theo học chương trình dự bị đại học hoặc cử nhân tại các đại học phương Tây.
Ông Regan O'Malley - Điều phối viên Học thuật tại Đại học Massey, New Zealand chia sẻ tại tọa đàm PTE talks số 3.
Cụ thể, PTE 58 (tương đương IELTS 6.5) là một cột mốc quan trọng mà các trường đại học thường yêu cầu. Đây là điều kiện tiếng Anh để sinh viên được nhận thẳng vào đại học, và không phải học các khóa bổ trợ hay dự bị đại học.
Với kinh nghiệm 14 năm giảng dạy các khóa tiếng Anh, diễn giả chia sẻ mức điểm PTE 58 cho thấy sinh viên có đủ khả năng để theo học chương trình cử nhân hoặc thạc sĩ. Các em có thể viết tiếng Anh với ngữ pháp chuẩn và diễn đạt được ý tưởng trong nhiều bối cảnh khác nhau.
Trong trường hợp trình độ sinh viên ở mức thấp hơn - PTE 42, sẽ cần tham gia một khóa dự bị đại học hoặc khóa tiếng Anh học thuật kéo dài 4-8 tháng tùy khả năng từng người. Cuối khóa, sinh viên đạt số điểm tiếng Anh tương đương trình độ cần thiết sẽ được nhập học.
"Ngược lại, nếu tiếng Anh của bạn cực kỳ tốt, đạt mức PTE 79 hoặc IELTS 8.0, sẽ nằm ở mức thành thạo", vị chuyên gia cho biết hầu hết sinh viên PTE 79 thường có nhiều trải nghiệm tốt ở bậc đại học. Họ rất năng động trong các buổi thảo luận nhóm lẫn hoạt động ngoại khóa. Thậm chí, họ còn làm gia sư khi đang là sinh viên.
Cũng là diễn giả của tọa đàm, ông Jay Jarrad Merlo (Jay) - Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Giáo dục và đào tạo tại E2Language chia sẻ, cả ba cột mốc này đều có một bộ tiêu chí chung, đó là độ phức tạp, độ chính xác và độ trôi chảy. Các bài thi chứng chỉ tiếng Anh đều nhằm mục đích kiểm tra thí sinh 3 yếu tố quan trọng này trong 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong bài thi PTE, mỗi kỹ năng này được cấu thành từ các kỹ năng nhỏ hơn, gọi là các Enabling Skills.
Các dạng câu hỏi thường gặp trong bài thi PTE
Ông Jarrad Merlo (Jay) cho biết, bài thi PTE Academic kéo dài 2 tiếng, với cấu trúc 3 phần chính và tổng cộng 20 dạng câu hỏi.
Ông Jarrad Merlo (Jay) - Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Giáo dục và đào tạo tại E2Language. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Phần Nói và Viết gồm các dạng câu hỏi là Personal Introduction (giới thiệu bản thân - không tính điểm), Read Aloud (đọc thành tiếng); Repeat Sentence (lặp lại câu); Describe Image (miêu tả hình ảnh); Re-tell Lecture (thuật lại bài giảng); Answer Short Question (trả lời câu hỏi ngắn); Summarize Written Text (tóm tắt đoạn văn); Essay (bài luận).
Phần Đọc gồm các dạng câu hỏi là Reading & Writing: Fill in the Blanks (đọc và viết: điền vào chỗ trống); Multiple Choice, Multiple Answer (trắc nghiệm nhiều đáp án); Re-order Paragraphs (sắp xếp đoạn văn); Fill in the Blanks (điền vào chỗ trống); Multiple Choice, Single Answer (trắc nghiệm một đáp án).
Cuối cùng là phần Nghe với các dạng câu hỏi như Summarize Spoken Text (tóm tắt bài nói); Multiple Choice, Multiple Answers (Trắc nghiệm nhiều đáp án); Fill in the Blanks (nghe: điền vào chỗ trống); Highlight Correct Summary (chọn tóm tắt đúng); Multiple Choice, Single Answer (trắc nghiệm một đáp án); Select Missing Word (chọn từ còn thiếu); Highlight Incorrect Words (chọn từ sai).
Diễn giả Jay cũng lưu ý, nhiều học viên thích áp dụng quy luật 80/20 (dồn 80% nỗ lực vào 20% câu quan trọng nhất). "Tuy nhiên, bài thi PTE được thiết kế để không cho thí sinh áp dụng được quy luật đó, bởi các dạng câu hỏi đều quan trọng như nhau", ông nói.
Chiến lược làm bài hiệu quả cho từng mốc điểm
Trong khuôn khổ tọa đàm, hai diễn giả "bắt bệnh" và chia sẻ về chiến lược hiệu quả cho từng mốc điểm, dựa trên khả năng ngôn ngữ đặc trưng của trình độ đó.
Ở cột mốc đầu tiên PTE 42 (tương đương IELTS 5.5), diễn giả Jay cho biết, học viên trình độ này thường có những khó khăn chung về kỹ năng viết, cụ thể là cấu trúc bài, từ vựng, đặc biệt là không dùng được collocation (kết hợp từ).
"Học viên nên tìm hiểu và phát triển thêm các collocation của tiếng Anh, bởi các thuật toán chấm PTE bài thi nói và viết sẽ dựa trên danh sách những cụm từ tự nhiên này", vị chuyên gia lưu ý và cho biết PTE có một danh sách đầy đủ các cụm collocation trên mạng, học viên chỉ cần search "PTE collocation word list" là sẽ thấy".
Cũng theo vị chuyên gia này, để bài viết đạt điểm cao, thí sinh thuộc trình độ này không nên quá cố gắng dùng ngữ pháp hay từ vựng phức tạp, mà hãy chuẩn chỉnh trong cấu trúc chung của bài viết và sử dụng ngôn ngữ vừa sức mình để hạn chế lỗi sai không đáng có.
Với những học viên muốn đạt mốc PTE 58, diễn giả Jay chia sẻ, từ PTE 42 (IELTS 5.5) đến PTE 58 (IELTS 6.5) là một "cú nhảy" vượt bậc, khác hoàn toàn các cú nhảy nhỏ giữa các band điểm thấp, vì lúc này người học đã đến được đoạn giữa của cả thang điểm. Ở mức này, bên cạnh việc được đánh giá trên 3 yếu tố phức tạp, chính xác, và độ trôi chảy, thí sinh nên lưu ý tới việc phát triển ý tưởng của bài viết, sao cho tinh tế hơn.
"Nếu ở trình độ PTE 42, bức tranh của bạn thuộc trường phái trừu tượng, hơi méo mó thì ở trình độ PTE 58, bức tranh của bạn nên thuộc trường phái ấn tượng, với những nét vẽ chi tiết hơn, tuy chưa sắc bén như ảnh chụp nhưng đường nét rất rõ ràng. Nói cách khác, vốn từ của bạn ở trình độ này cần đủ tinh vi và sắc sảo để vẽ nên một bức tranh rõ nét trong tâm trí người đọc", vị diễn giả ví von.
Ngoài ra, ở trình độ này, học viên nên tích cực tìm đọc các bài báo và các tạp chí vì chúng được viết bởi các phóng viên, những người này đa số là người dân bản ngữ, và những mẫu câu họ viết thường sẽ tự nhiên và tinh tế.
Với mức điểm PTE 79 hay IELTS 8.0, chuyên gia cho biết đây là trình độ cao cấp, gần như không còn rào cản ngôn ngữ nào khi giao tiếp với người bản ngữ. Trình độ này đòi hỏi một quá trình sử dụng tiếng Anh như sinh ngữ trong cuộc sống, phải thực sự sống với tiếng Anh mỗi ngày; nghe - nói - đọc - viết bằng tiếng Anh mỗi ngày. Nếu chỉ xem tiếng Anh như một môn học thông thường, thì sẽ khó có thể đạt được trình độ này, ông nhấn mạnh.
Chia sẻ thêm về các sinh viên quốc tế đạt trình độ PTE 79, ông Regan cho biết họ có nhiều lợi thế và dễ dàng thích nghi với môi trường mới hơn. Tuy nhiên, bên cạnh khả năng ngôn ngữ, sinh viên cần lưu ý trang bị thêm các kỹ năng học thuật quan trọng ở bậc đại học , như tư duy phản biện, khả năng nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình... "Làm tốt những điều này sẽ giúp sinh viên dễ dàng thành công ở môi trường học thuật phương Tây", ông nói.
PTE Talks là chuỗi tọa đàm trực tuyến nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện ISB, Đại học Kinh tế TP. HCM (UEH), với Pearson, PTE Academic và báo VnExpress. Sự kiện quy tụ hơn 10 diễn giả là các chuyên gia về PTE tại Pearson, các nhà quản lý giáo dục tại Đại học top 1% thế giới, cùng với các thí sinh đạt điểm cao trong kỳ thi PTE Academic. 4 chủ đề trong chuỗi tọa đàm giúp học sinh, sinh viên có cái nhìn rõ hơn về tầm quan trọng của kỳ thi PTE khi xét tuyển vào đại học hàng đầu thế giới, ứng dụng công nghệ AI trong khảo thí tiếng Anh quốc tế và chiến thuật thi PTE hiệu quả. Đăng ký tham gia tại đây.
Cùng phân biệt Customs declaration (khai báo hải quan) và customs clearance (thông quan hải quan) nhé! - Customs declaration (khai báo hải quan) là quá trình thông báo cho cơ quan hải quan về hàng hóa được nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Trong quá trình này, các thông tin về hàng hóa được cung cấp, bao gồm số lượng (quantity), giá trị (value) và xuất xứ (place of origin) của hàng hóa, để đảm bảo tuân thủ các quy định hải quan và thuế. - Customs clearance (thông quan hải quan) là quá trình xử lý hải quan để cho phép hàng hóa được nhập khẩu hoặc xuất khẩu thông qua cửa khẩu. Trong quá trình này, các chứng từ và thông tin khác được kiểm tra và xác nhận, bao gồm chứng từ về xuất xứ (certificate of origin), giấy chứng nhận kiểm dịch (certificate of inspection), và hóa đơn thương mại (commercial invoice). Sau khi hoàn thành quá trình giải quyết hải quan, hàng hóa mới được phép thông quan và đi tiếp đến đích đến.