Cụ thể, trong bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8, tăng từ vị trí thứ 14 trong bảng xếp hạng hồi năm ngoái.
HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI ĐƯA KIẾN THỨC & KINH NGHIỆM CỦA MÌNHĐỂ LÀM VIỆC CHO BẠN
Tóm tắt: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem là một trong năm mũi đột phá1 của Việt Nam cần được tập trung để thúc đẩy tăng trưởng phát triển và hội nhập. Bài viết gồm ba nội dung: Thứ nhất, tìm hiểu thực trạng thu hút FDI của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024; thứ hai, đề xuất một số giải pháp để thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới; cuối cùng, đánh giá triển vọng thu hút FDI của Việt Nam năm 2024 và những năm tiếp theo dựa trên ba yếu tố cốt lõi với những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực. Từ khóa: FDI, giải pháp, triển vọng, Việt Nam.
ATTRACTING FOREIGN DIRECT INVESTMENT INTO VIETNAM IN FIRST 6 MONTHS 2024 AND OUTLOOK
Abstract: Attracting foreign direct investment (FDI) is considered one of the five breakthroughs of Vietnam that need to be focused on promoting growth, development and integration. This article consists of 3 contents: Firstly, exploring the current situation of Vietnam's FDI attraction in the first 6 months of 2024; Secondly, proposing some solutions to attract Vietnam's FDI in the coming time; Finally, providing some assessments of Vietnam's FDI attraction prospects in 2024 and in the coming years based on 3 core factors with Vietnam's competitive advantages in the region. Keyword: FDI, solution, prospect, Vietnam. 1. Thu hút FDI vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang được tái cấu trúc, thu hút FDI vào Việt Nam vẫn tăng cao về vốn đầu tư mới và vốn điều chỉnh. Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư quan trọng trong trung và dài hạn. Thu hút vốn FDI trong 6 tháng đầu năm 2024 vẫn tăng trưởng tích cực, đạt 15,19 tỉ USD. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 5 năm (2020 - 2024). Năm 2024, Việt Nam vẫn được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn và an toàn nên làn sóng đầu tư vào Việt Nam đang tăng, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ, điện tử, sản xuất chất bán dẫn. Tính lũy kế đến tháng 6/2024, Việt Nam có 40.544 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 484,77 tỉ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt 308 tỉ USD, bằng 63,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Chất lượng các dự án đầu tư được cải thiện đáng kể. Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 6 tháng đầu năm 2024.
Tổng vốn FDI vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 15,19 tỉ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn đăng ký cấp mới có 1.538 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 9,54 tỉ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2023 về số dự án và tăng 46,9% về số vốn đăng ký. Vốn đăng ký cấp mới tăng đồng nghĩa dự án mới vào sẽ gia tăng năng lực sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế. Vốn điều chỉnh có 592 lượt dự án đầu tư (giảm 6,3% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 3,95 tỉ USD (tăng 35% so với cùng kỳ). Góp vốn, mua cổ phần có 1.420 giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài (giảm 10,9% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt gần 1,7 tỉ USD (giảm 57,7% so với cùng kỳ). Mặc dù vốn FDI điều chỉnh và vốn góp, mua cổ phần có dấu hiệu giảm, nhưng chỉ là sự chững lại tạm thời. Trong khi vốn FDI thực hiện mới tăng chính là “thước đo” quan trọng nhất, chứng minh hiệu quả dòng vốn FDI đã đi vào nền kinh tế. Về đối tác đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2024, có 84 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Các đối tác đầu tư lớn nhất đều là các đối tác truyền thống của Việt Nam đến từ châu Á. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 5,58 tỉ USD, chiếm gần 36,7% tổng vốn đầu tư, tăng 86% so với năm 2023; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 1,73 tỉ USD, chiếm 11,4% tổng vốn đầu tư; tiếp đến là Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) tổng vốn đầu tư 1,18 tỉ USD, chiếm 12,4%; Trung Quốc tổng vốn đầu tư 1,01 tỉ USD, chiếm 10,6%; Thổ Nhĩ Kỳ tổng vốn đầu tư 730,1 triệu USD, chiếm 7,7%; Đài Loan tổng vốn đầu tư 529,8 triệu USD, chiếm 5,6%.
Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút được vốn FDI mới có chất lượng cao hơn (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)
Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam 18/21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 10,69 tỉ USD, chiếm 70,4% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 26,3% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 2,47 tỉ USD, chiếm gần 16,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 61,5% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn gần 614 triệu USDvà hơn 452 triệu USD; còn lại là các ngành khác. Việt Nam có sức hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài tập vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Đây là tín hiệu tốt, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp của Việt Nam, đồng thời hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, thuộc nhóm nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực châu Á.
Xét về số lượng dự án, công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 35,2%) và điều chỉnh vốn (chiếm 67,9%). Ngành bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số lượt giao dịch góp vốn mua cổ phần cao nhất (chiếm gần 43,5%).
1 Bốn mũi đột phá khác đó là: Khuyến khích đầu tư tư nhân, đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy đầu tư công và kích cầu tiêu dùng nội địa. 2 Đánh giá của Công ty IHS Markit (Anh) và ĐH Tennessee (Mỹ) theo Bộ tiêu chí EPIC (Economy, Politics, Infrustructure, Competition) 3 Đánh giá của ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Văn phòng JETRO (Nhật Bản) tại Việt Nam 4 Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính, Châu An, Điều chỉnh kịch bản tăng trưởng lên 7%; https://mof.gov.vn/webcenter/portal/tttc/pages_r/l/chi-tiet-tin-tin-tuc-tai-chinh?dDocName=MOFUCM319778 5 Tăng trưởng của ASEAN trong hơn 2 thập kỷ qua (1997-2018) đạt trung bình 5% GDP, cao hơn nhiều so với 3-3,5% GDP mức tăng trưởng toàn cầu.
6 Báo H trưởng của ASEAN trong hơ, Vio H trưởng của ASEAN trong hơn 2 thập kỷ qua (1997-2018) thấp nhấpH https://haiquanonline.com.vn/viet-nam-van-nam-trong-khu-vuc-co-chi-phi-su-dung-lao-dong-thap-nhat-the-gioi-104834.html
7 Báo Công Lý, Trang Nhi, Dự trữ ngoại hối năm 2023 của Việt Nam dự báo đạt 100 tỷ USD; https://congly.vn/du-tru-ngoai-hoi-nam-2023-cua-viet-nam-du-bao-dat-100-ty-usd-410359.html
8 Báo Mới, PGS.,TS.Đinh Trọng Thịnh, Hai kịch bản tăng trưởng GDP và lạm phát năm 2024; https://baomoi.com/hai-kich-ban-tang-truong-gdp-va-lam-phat-nam-2024-c49647467.epi
9 Việt Nam đang ở đâu trên “đường đua” đón dòng vốn FDI? https://cafeland.vn/tin-tuc/viet-nam-dang-o-dau-tren-duong-dua-don-dong-von-fdi-87524.html