Dưới sự phát triển không ngừng của công nghệ và khoa học kỹ thuật ngày nay, việc phát triển phần mềm là hoạt động rất cần thiết, mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp cũng như cải tiến đời sống của mọi người. Vậy phát triển phần mềm là gì? Một phần mềm được phát triển qua những giai đoạn nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
III. Quy trình phát triển phần mềm
Quy trình này bao gồm các giai đoạn khác nhau nhằm tạo ra phần mềm hoạt động. Nó chủ yếu được tiến hành bởi các nhà phát triển phần mềm, kỹ sư phần mềm và các lập trình viên. Dưới đây là 6 giai đoạn trong quy trình.
Quy trình phát triển phần mềm – Hình ảnh: teqblogs.com
Các nhà phát triển cần nghiên cứu thị trường sâu rộng để xác định khả năng tồn tại của sản phẩm. Công ty có thể lấy thông tin về nhu cầu của khách hàng thông qua việc thực hiện các cuộc khảo sát, trả lời câu hỏi, lắng nghe phản hồi từ các khách hàng tiềm năng.
Từ đó, họ có thể tạo một tài liệu SRS (tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm) mô tả về mục tiêu và hiệu suất dự kiến của phần mềm.
Sau khi các yêu cầu được thu thập, dữ liệu này được phân tích để đảm bảo tính hợp lệ của nó. Giai đoạn thứ hai này cung cấp một bản phác thảo chi tiết để các nhà phát triển phần mềm tập trung vào. Đây cũng là giai đoạn mà các lập trình viên lựa chọn cách tiếp cận phát triển phần mềm.
Giai đoạn phân tích yêu cầu – Hình ảnh: milestarbabies.com
Thiết kế là giai đoạn lựa chọn ngôn ngữ lập trình và cơ sở dữ liệu phù hợp nhất với phần mềm của bạn, áp dụng các phương pháp và công cụ để tạo ra mô hình hệ thống cần sử dụng.
Bước này cung cấp một khuôn mẫu cho các nhà phát triển và nhà kiểm tra. Đồng thời giúp giảm nguy cơ sai sót và chậm trễ trong thành phẩm.
Mọi tính năng được thiết kế trước đó cần được thay đổi thành mã và tất cả các thành phần phải được triển khai. Các nhà phát triển viết mã dựa trên các thông số kỹ thuật và yêu cầu của sản phẩm đã được thống nhất trong ba giai đoạn trước.
Đây là giai đoạn dài nhất trong toàn bộ giao thức.
Giai đoạn thử nghiệm được hoàn thành trước khi phát hành sản phẩm cho người dùng và cũng là giai đoạn rất quan trọng. Nếu có bất kỳ điều gì sai trong giai đoạn này hoặc bất kỳ lỗi nào được ghi nhận trong các mã, nó có thể dẫn đến việc lặp lại quá trình mã hóa cho đến khi hoàn thành như cũ.
Giai đoạn thử nghiệm – Hình ảnh: performancelabus.com
Sau khi tất cả các lỗi từ mã hóa được loại bỏ trong giai đoạn thử nghiệm, bước tiếp theo chính là giai đoạn triển khai – cung cấp sản phẩm cho khách hàng sử dụng.
Dựa trên phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm trong thực tế, nhà phát triển có thể cải thiện sản phẩm của mình và loại bỏ các lỗi hay lỗ hỏng có thể xảy ra. Đồng thời ở giai đoạn bảo trì này, các nhà phát triển cần chăm sóc các sản phẩm hiện có và cập nhật phần mềm để đảm bảo nó hoạt động tốt mọi lúc.
Như vậy, trên đây là 6 bước trong quy trình phát triển phần mềm. Tất cả các giai đoạn đều có liên quan mật thiết với nhau và cần thực hiện theo quy trình để đảm bảo tính hiệu quả.
Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu được “Phát triển phần mềm là gì?” và tổng quan về quy trình phát triển phần mềm. Đây cũng là lĩnh vực có cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở và mức thu nhập tốt ở hiện tại và tương lai.
(PLVN) -Chiều 7/12/2024, tại Hà Nội, ứng dụng giáo dục sáng tạo dành cho thanh thiếu nhi mang tên Generation Hope đã chính thức ra mắt.
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.
(PLVN) - Đến thời điểm hiện tại nhiều địa phương đã chốt lịch nghỉ Tết 2025 của học sinh, dao động trong khoảng 10 - 17 ngày.
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, việc cần nhìn nhận và có điều chỉnh về “xét tuyển sớm” là rất cần thiết để đảm bảo công bằng cho tất cả các thí sinh, nhất là những thí sinh ở các địa bàn không có điều kiện để tham gia các hình thức xét tuyển sớm.
(PLVN) - Vừa qua, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đề án Ngoại ngữ Quốc gia nghiên cứu xây dựng thử nghiệm học liệu dạy Toán, Khoa học với cấp THCS và môn Sinh học với cấp THPT bằng tiếng Anh.
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.
(PLVN) - Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.
(PLVN) - Chủ tịch Trần Sỹ Thanh yêu cầu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo hướng giảm áp lực, ít tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội; tuyệt đối không lơ là, chủ quan trong các khâu.
(PLVN) - Trước tình hình mưa lũ ở Trung Bộ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn yêu cầu các địa phương đảm bảo an toàn cho học sinh, cân nhắc nghỉ học nếu cần và tuyệt đối không tổ chức các hoạt động học tập tại các nơi có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập úng
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(PLVN) - Thiếu tướng, GS.TS, Thầy thuốc nhân Nguyễn Thế Hoàng và GS.TS, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thanh Mai vừa được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới.
(PLVN) - Sáng ngày 26/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Mở TP.HCM tổ chức Lễ Bế giảng khóa 2022 và Lễ Khai giảng chương trình liên kết quốc tế với các Trường Đại học Bond, Đại học Southern Queensland, Flinders (Úc).
(PLVN) - Thời điểm này, ngành giáo dục nhiều địa phương đang tích cực triển khai nhiều cách làm nhằm điều chỉnh phương án dạy học, ôn tập phù hợp với những thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
(PLVN) - Ngày 25/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP HCM diễn ra vòng Chung kết và Lễ trao giải cuộc thi Phiên tòa giả định - VMoot cấp Quốc gia năm 2024, đánh dấu mùa thứ VIII thành công của sân chơi học thuật này. Sự tranh tài của hai đội xuất sắc nhất thu hút sự quan tâm lớn từ giới chuyên môn và các sinh viên ngành luật trong cả nước.
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) mới công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh năm 2025.
(PLVN) - Bộ GD&ĐT lấy ý kiến Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư số 08 ngày 6/6/2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng thì giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.