Ở Nghiệp Đoàn Là Gì

Ở Nghiệp Đoàn Là Gì

Bạn muốn được bảo vệ quyền lợi khi đi XKLĐ nhật Bản thì hãy tìm hiểu ngay: Nghiệp đoàn là gì? Trách nhiệm của nghiệp đoàn đối với doanh nghiệp Nhật và thực tập sinh như thế nào? Câu trả lời đã được JVNET tổng hợp ngắn gọn và dễ hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây. Dành ngay 1 phút để biết tất cả các bạn nhé!

Nghiệp đoàn Nhật Bản phỏng vấn TTS như thế nào?

Việc trả lời phỏng vấn trước nhà tuyển dụng và nhân viên nghiệp đoàn là điều không thể thiếu khi tham gia phỏng vấn đi Nhật. Để buổi phỏng vấn diễn ra thuận lợi, bạn cần phải nắm rõ được quy trình của một buổi phỏng vấn đi Nhật bao gồm:

1. Chào hỏi và thiệu bản thân bằng tiếng Nhật

2. Trả lời các câu hỏi từ phía nhà tuyển dụng và nghiệp đoàn

3. Thi kỹ năng, tay nghề (nếu có)

Dưới đây, JVNET đã tổng hợp lại một số câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn. Các bạn có thể tham khảo để có sự chuẩn bị tốt nhất, tự tin và dễ dàng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và nghiệp đoàn Nhật Bản.

Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật

Khi nhận được câu hỏi này, bạn nên trả lời ngắn gọn, rõ ràng với thái độ tích cực, tự tin đúng mực. Từ đây, phía nhà tuyển dụng sẽ biết được các thông tin cơ bản của ứng viên và đánh giá được phần nào tính cách, trình độ để các câu hỏi sau phù hợp với khả năng của bạn.

Quá trình làm việc của bản thân và lý do tại sao lựa chọn đi XKLĐ Nhật Bản

Câu hỏi này nhằm kiểm tra độ nhạy bén, trách nhiệm của bạn trong công việc. Việc bạn thay đổi công ty, chỗ làm liên tục trong một khoảng thời gian ngắn mà không rõ lý do thì cũng là điều mà người Nhật không hài lòng.

Bạn nên tránh trả lời vì công việc áp lực, vất vả, nhàm chán hay do lãnh đạo khó tính… Mà bạn nên trả lời là công việc cũ chưa đáp ứng hết khả năng làm việc của bản thân hay bạn muốn đến môi trường làm việc chuyên nghiệp để học hỏi, nâng cao khả năng bản thân.

Khi gặp câu hỏi này, bạn hãy trả lời một cách lưu loát. Hãy thể hiện sự tự tin và chân thật. Hãy lưu ý, trả lời vào trọng tâm, trả lời một điểm mạnh nhất và có thể có một minh họa đi kèm mà bạn đã làm được và đạt kết quả tốt.

Với câu hỏi này, bạn cần trả lời khéo léo để tránh sự mất điểm từ phía nghiệp đoàn, nhà tuyển dụng Nhật Bản. Bạn sẽ nêu ra một số điểm yếu của bản thân nhưng không ảnh hưởng đến công việc.

Bạn muốn biết TRỌN BỘ câu hỏi thường gặp và BÍ QUYẾT đỗ phỏng vấn ngay lần đầu: Click xem ngay

Trách nhiệm của nghiệp đoàn đối với doanh nghiệp Nhật Bản

Có rất nhiều nghiệp đoàn tại Nhật Bản, thông thường mỗi khu vực sẽ có nghiệp đoàn và có liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp địa phương. Họ sẽ có những chương trình hỗ trợ lao động, đồng thời tiến hành khảo sát doanh nghiệp theo các mốc thời gian nhất định.

lý do thực tập sinh nên chọn nghiệp đoàn uy tín tại Nhật

Trong quá trình làm việc ở Nhật, nếu thực tập sinh chọn được nghiệp đoàn uy tín sẽ nhận được nhiều lợi ích. Cụ thể như sau:

1. Luôn có đội ngũ nhân viên sẵn sàng hỗ trợ thực tập sinh khi gặp khó khăn trong cuộc sống và công việc ở Nhật.

2. Luôn bảo vệ quyền lợi cho thực tập sinh khi làm việc tại Nhật

3. Hạn chế tối đa việc hủy đơn hàng, chậm lịch bay

Tiếp cận cơ hội việc làm trong tương lai

Nguyễn Trường Định (ngụ Q.7), một lao động tự do 21 tuổi, ngày 2.12 mới đây đã đến trụ sở của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Q.7 để nhận bảo hiểm xã hội tự nguyện do phía LĐLĐ TP.HCM phối hợp với Bảo hiểm xã hội TP.HCM, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM tổ chức trao tặng cho các đoàn viên nghiệp đoàn có hoàn cảnh khó khăn.

Định cho hay, cả nhà Định đều là lao động tự do, cha Định sửa chữa lặt vặt, ai kêu gì làm đó, còn mẹ Định thì buôn bán nhỏ tại nhà. “Năm học lớp 11 thì tôi bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não phải nghỉ học một thời gian. Gia đình lại quá khó khăn nên tôi bỏ học luôn. Mới năm nay, tôi đi lái xe ôm công nghệ phụ giúp trang trải sinh hoạt của cả nhà, tháng thu nhập vài triệu đồng tùy vào độ cần cù của mình”, Định nói.

Lao động tham gia nghiệp đoàn xe ôm Q.7

Chàng thanh niên này đã tham gia Nghiệp đoàn xe ôm công nghệ tại Q.7 chừng nửa năm nay. “Ban đầu tôi không biết nghiệp đoàn, nhưng có bạn tham gia rủ vào, nói để được nhiều chính sách hỗ trợ, nhất là vay tiền được ưu đãi. Dịch nên không đi làm được, tôi cũng được hỗ trợ các túi an sinh như gạo, nhu yếu phẩm sinh hoạt". Tuy nhiên, với một quãng đường nghề nghiệp còn dài phía trước, điều mà Định kỳ vọng trong tương lai chính là nơi đây có thể cho Định những cơ hội việc làm.

Ông Võ Khắc Bình, Chủ tịch LĐLĐ Q.7, cho hay nghiệp đoàn dẫu không phải mới thành lập, thực tế, Điều lệ Công đoàn Việt Nam đã đề cập tới nghiệp đoàn là là tổ chức cơ sở của công đoàn. Nghiệp đoàn tập hợp những người lao động tự do cùng ngành nghề, được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động khi có ít nhất 10 người, có người đứng đầu.

Theo thống kê của Sở LĐ-TB-XH, TP.HCM có hơn 4,7 triệu lao động, trong đó có hơn 3,2 triệu lao động làm công ăn lương. Dẫu chưa có bất kỳ số liệu chính xác nào về lao động phi chính thức (lao động tự do, không có giao kết hợp đồng lao động), tuy nhiên, ước tính con số này hơn 1 triệu người.

Những năm gần đây, số lượng lao động phi chính thức ngày càng tăng, đặc biệt trong thời kỳ Covid-19, qua đó dấy lên sự lo ngại về tiếp cận các chiều an sinh xã hội (như chế độ về ốm đau, tử tuất, nghỉ hưu...), bảo hiểm thất nghiệp (bảo hiểm tai nạn, thất nghiệp, y tế...), những cơ hội nâng cao kỹ năng, đại diện của người lao động, cơ hội việc làm tương lai, an toàn lao động... cho nhóm này.

“Hiện Q.7 có 5 nghiệp đoàn với gần 200 đoàn viên, gồm nghiệp đoàn giáo viên dạy mẫu giáo tư thục, xe ôm công nghệ, xe ôm truyền thống và trong năm nay có nghiệp đoàn tình nguyện gồm đa ngành nghề (gồm sửa điện, bốc xếp, sửa điện thoại...) do chưa đủ số lượng để thành lập một nghiệp đoàn riêng”, ông Bình nói và cho biết thêm, nơi đây nhằm để người lao động có sinh hoạt trao đổi với nhau, hỗ trợ nhau trong công việc, cuộc sống. Còn công đoàn sẽ xúc tác môi trường gắn kết, cũng như hỗ trợ cho đoàn viên qua các chương trình mái ấm công đoàn, hỗ trợ vốn ban đầu cho nghề nghiệp.

Phía LĐLĐ Q.Gò Vấp cũng hiện có 8 nghiệp đoàn với hơn gần 300 đoàn viên. Mới đây, đầu tháng 11, Nghiệp đoàn giúp việc nhà được thành lập với 24 đoàn viên. Bà Hoàng Phương Thảo, Chủ tịch Nghiệp đoàn giúp việc nhà Q.Gò Vấp, cho hay, nghiệp đoàn thành lập trong bối cảnh dịch Covid-19 là điều rất tốt. “Qua đợt dịch, nhiều người giúp việc nhà tại TP.HCM thất nghiệp. Họ rất kỳ vọng các chính sách chăm lo và đặc biệt là hướng dẫn, giới thiệu công việc để họ đi làm tiếp tục".

Có đại diện pháp luật cho người lao động

Song song đó, việc tham gia nghiệp đoàn với để có đại diện bảo vệ quyền lợi cũng rất được lao động gia nhập quan tâm. Như chị Vy Thị Ái Chi (40 tuổi) tham gia nghiệp đoàn xây dựng ở H.Nhà Bè đã hơn một năm. Vợ chồng chị Chi thuê trọ, có 4 đứa con, hoàn cảnh rất khó khăn. Chị Chi nói: “Nhà tôi làm đủ ngành nghề. Lúc trước có bán rau, sau này hai vợ chồng mới chuyển sang làm trong mấy công trình xây dựng, thu nhập đủ trang trải nếu làm ngày làm đêm. Dịch vừa rồi, tôi cũng không nằm diện lao động tự do được nhận hỗ trợ”.

Chị Chi cũng kể câu chuyện mình bị một đơn vị lần lữa không trả tiền công cho chị, sau đó nhờ người giới thiệu tới công đoàn để đứng ra đòi quyền lợi nên mới lấy lại được tiền. Chính vì vậy, tham gia nghiệp đoàn, chị rất mong muốn nơi đây sẽ là nơi đứng ra đại diện khi quyền lợi của người lao động tự do bị ảnh hưởng.

Ông Phạm Chí Tâm, Phó chủ tịch LĐLĐ TP.HCM, cho biết thống kê từ các quận huyện và TP.Thủ Đức, TP.HCM có 158 nghiệp đoàn với tổng số 6.683 đoàn viên, trong đó các nghiệp đoàn thu gom rác dân lập, xe ôm, giáo viên mầm non tư thục... có đông người tham gia.

“Điều đặc biệt trong thời gian gần đây chính của nghiệp đoàn là tập hợp lao động tự do. Nó cũng giống như công đoàn cơ sở tại các công ty, tuy nhiên đoàn viên công đoàn thì phải đóng đoàn phí, còn đoàn viên nghiệp đoàn thì chưa thu phí”, ông Tâm nói và phân tích thêm, vai trò tiên quyết của các nghiệp đoàn này chính là đứng ra bảo vệ trước pháp luật cho quyền và lợi ích của người lao động.

Liên quan vấn đề này, ông Lê Văn Thành, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu văn hóa - xã hội (Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM) cũng nhận định một trong những rủi ro của lao động phi chính thức là không có người đại diện pháp luật. “Mô hình nghiệp đoàn nên là một tổ chức nghề nghiệp để đoàn viên cùng chung một ngành nghề có thể sinh hoạt chung và đặc biệt là có người nói lên tiếng nói đại diện, đề đạt với chính quyền, nhất là ở quyền lợi lĩnh vực kinh tế như quyền lợi giá cả, thuế má”, ông Thành cho hay.

Nghiệp đoàn là gì? Nghiệp đoàn trong tiếng Nhật là gì?

Nghiệp đoàn trong tiếng Nhật là 協同組合 – KYODO KUMIAI. Định nghĩa theo Wikipedia “Nghiệp đoàn là các đoàn thể, tổ chức được hình thành liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp, thương mại và các hoạt động của những người thường là cùng chung một nghề nghiệp”. Vậy nên, bạn có thể hiểu theo cách đơn giản: Nghiệp đoàn là tổ chức đại diện cho quyền lợi hợp pháp của người lao động ở Nhật Bản.

Khi cá nhân hay doanh nghiệp tại Nhật muốn tuyển dụng lao động nước ngoài đều phải thông qua nghiệp đoàn. Chính vì vậy, nghiệp đoàn là không thể thiếu trong quy trình đi Nhật làm việc. Nghiệp đoàn đóng vai trò trung gian tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp tại Nhật Bản.

Liên hệ tuyển dụng nhưng không quyết định kết quả

Nghiệp đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thực tập sinh Nhật Bản. Khi các xí nghiệp Nhật có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài thì họ sẽ gửi yêu cầu đến nghiệp đoàn địa phương và thông qua nghiệp đoàn để tuyển dụng.

Thông thường khi sang Việt Nam tuyển dụng lao động, sẽ bao gồm cán bộ nghiệp đoàn và cán bộ doanh nghiệp tuyển dụng. Tuy nhiên, cán bộ nghiệp đoàn thường không quyết định kết quả thi tuyển của các thí sinh mà kết quả chủ yếu sẽ do bộ phận chuyên trách của doanh nghiệp Nhật.