Từ lâu tôi rất muốn viết một bài nói về đề tài này nhưng vì khả năng viết rất hạn chế và cuộc sống ở xứ người quá bận rộn nên tôi không thể. Hôm nay tôi Danny Nguyễn cố gắng viết lên một đôi lời, với hy vọng bạn đọc trong và ngoài nước có một cái nhìn xác thực với cuộc sống người Việt định cư ở nước ngoài. Đây là bài viết chia sẻ từ cá nhân tôi, có thể sẽ có nhiều sai sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Ca sĩ Tuấn Anh thích tự do trong thế giới của mình, phiêu lưu với âm nhạc nhưng vẫn tận hưởng hạnh phúc bình thường bên vợ con.
Tuấn Anh được biết đến với danh xưng "ca sĩ lập dị" vì theo đuổi phong cách thời trang khác biệt, thường mặc trang phục phi giới tính, uốn tóc cầu kỳ và hóa trang rất đậm khi lên sân khấu.
Trong sự nghiệp âm nhạc, ca sĩ được nhận xét có giọng hát thiên phú. Tuấn Anh ra mắt hơn 60 CD album, có nhiều bài hit trong đó nổi bật là Lạ lắm của nhạc sĩ Phạm Khải Tuấn. Nhân dịp về Việt Nam biểu diễn, Tuấn Anh chia sẻ với Ngôi Sao cuộc sống hiện tại.
- Ở Mỹ, cuộc sống của anh thế nào?
- Tôi sống như bao người bình thường khác, chỉ là có thêm âm nhạc nên mọi thứ thi vị và thăng hoa hơn.
Nhà tôi trồng vài cây nhãn, một bụi chuối, hơn chục khóm hồng đều do tôi mỗi ngày vun xới. Khi cuốc đất, tưới nước, tôi thấy trong đó là thơ, ca, nhạc... rất bay bổng. Tôi cũng tự nấu nướng vì muốn mình đảm đang, chu toàn, nắm rõ quy trình chứ không chỉ hưởng thành quả.
Vậy đó, một ngày như mọi ngày nhưng đều là những ngày đáng sống. Tôi thấy may mắn vì mọi thứ xung quanh đều như ý. Trong phạm vi đời sống nhỏ bé của mình, tôi biết đủ và hài lòng.
Âm nhạc luôn chiếm phần quan trọng, như hơi thở. Tôi duy trì đi hát nhiều năm qua và thủy chung với khán giả lẫn đam mê của mình. Ở Mỹ, tôi hay diễn ở casino, dạ tiệc, các sự kiện lớn nhỏ vào cuối tuần.
Tuấn Anh trong đêm nhạc tại Việt Nam hồi năm 2015.
- Khán giả nói anh 'lập dị', anh cũng nhận tự bản thân 'khác người', vậy làm thế nào anh tìm được tri kỷ trong đời sống lẫn âm nhạc?
- Cũng khó đấy, nhưng vẫn tìm được. Tôi không cần nhiều bạn, chỉ mong có người hiểu, thông cảm và sẵn sàng chia sẻ với mình.
Hoặc nếu chẳng may họ chưa hiểu mình, tôi cũng không lấy đó làm buồn hay coi như một thất bại trong cuộc đời. Vì sao à? Đời sống của chúng ta là chuỗi ngày học hỏi. Trong sự hụt hẫng đó, bạn phải tìm ra bài học giá trị, phải tìm được cách bày tỏ để người ta hiểu, chứ thất vọng thì được gì?
Cuộc đời tôi chưa biết đánh vần từ "giận". Tôi thấy tức giận vô nghĩa. Đứng trước những điều bất ý, tôi chỉ nghĩ sự cố gắng của mình có lẽ chưa đủ lớn nên những điều mình muốn vẫn chưa đạt được.
Tôi mưu cầu sự hoàn hảo trong mọi khía cạnh nên chọn hoàn thiện bản thân trước rồi những người đồng điệu sẽ tự đến.
- Tính cách cầu toàn của anh tạo động lực hay áp lực cho bạn đời?
- Với tình yêu, tôi cũng là một người bình thường, chấp nhận tất cả hỉ - nộ - ái - ố trong một mối quan hệ đôi lứa.
Ở bạn đời, tôi chỉ mong sự quan tâm, chăm sóc, còn lại mọi tính cách đời thường của họ, tôi không yêu cầu phải thay đổi. Bản thân tôi đang theo đuổi sự hoàn hảo chính vì tôi chưa hoàn hảo. Vậy tại sao tôi được đòi hỏi những điều ấy ở bạn đời trong khi chính mình còn đầy khiếm khuyết, như vậy đâu công bằng?
Hiện chúng tôi hòa hợp trên mọi phương diện. Nhưng tôi nhấn mạnh trên đời không có ai hợp với ai hết. Chỉ vì yêu thương nhau, cả hai sẽ nhường nhịn, chiều chuộng và phô diễn ra những thứ tốt đẹp trước mắt nhau. Tốt hơn hết, hãy vui vẻ đón nhận, thích nghi để có một đời sống thăng hoa hơn. Nhưng vẫn giữ cho nhau giới hạn, đừng vượt qua nó. Giới hạn của tôi là sự tôn trọng.
Tất nhiên, ở bên một người lúc nào cũng muốn vươn lên, muốn tốt hơn, chắc cũng mệt mỏi. Nhưng điều ấy càng thể hiện bạn đời yêu thương tôi thì mới có động lực song hành một chặng đường dài như vậy.
- Bạn đời, con cái tiếp sức thế nào cho anh trên con đường nghệ thuật?
- Tôi thích tự bay bổng trong thế giới âm nhạc của mình còn bạn đời, con cái thì cất riêng một góc trang trọng trong tim.
Các con tôi, gồm 4 trai và 5 gái, đều không theo đuổi nghệ thuật. Chúng nói danh tiếng của bố là cái bóng quá lớn, chúng sợ không thể vượt qua nổi.
Vì vậy, mỗi người trong gia đình tôi đều có những con đường riêng để chinh phục và những người khác luôn cổ vũ, ủng hộ. Dù thật đáng tiếc khi đàn con không ai nối nghiệp bố, tôi vẫn chấp nhận, không ai có quyền quyết định cuộc sống của ai cả.
Trước đây, bố mẹ tôi từng không hài lòng khi con chọn làm nghệ sĩ. Thời ấy, nghệ thuật là điều gì đó xa vời, còn ông bà lại muốn con sống đời bình thường. Nhưng tôi vẫn làm bằng được những thứ mình yêu, mình cần rồi dần dần mọi người cũng hiểu.
Tôi từng đọc bài báo nói "ca sĩ Tuấn Anh bị thân sinh từ mặt vì chọn nghệ thuật", nhưng làm gì có cha mẹ nào bỏ con cái chỉ vì chúng cố gắng sống với đam mê.
Tuấn Anh và Trizzie Phương Trinh tại Mỹ.
- Anh tận hưởng thế giới âm nhạc riêng mình như thế nào?
- Tôi tự làm mọi thứ cho mình, từ chuẩn bị trang phục, trang điểm và một mình đi diễn khắp nơi. Tôi thích sự chỉn chu, nên không tin tưởng ai ngoài bản thân. Tôi thích tự vẽ những đường nét mà khán giả gọi là "dị" trên mặt, làm móng... Khi ấy, tôi hài lòng vì thể hiện được đúng nhất về con người, phong cách của mình với khán giả.
Tôi mê shopping, thường dành cả ngày đi mua sắm mà không biết mệt. Tôi chọn đồ kỹ lắm, khi mặc thử đã tưởng tượng phải mix&match thế nào cho thật đúng ý. Tủ phụ kiện của tôi không thiếu món gì từ bình dân đến đắt đỏ. Một khi tôi đã thích, giá cả không phải vấn đề.
- Anh làm gì để giữ giọng hát sau hàng chục năm đứng trên sân khấu?
- Tôi luyện thanh và chăm sóc sức khỏe mỗi ngày, hạn chế ăn món nhiều dầu mỡ hay rượu chè. Nhưng điều ấy không có nghĩa từ bỏ tất cả, vì tôi vẫn muốn hưởng thụ đời sống này.
Tôi nghĩ cái gì làm cho mình vui, thoải mái thì cứ tự nhiên, coi như đổi lại được sức mạnh tinh thần. Còn về thể thao, tôi thấy đi bộ là bộ môn dễ thực hiện và hiệu quả nhất. Mình có thể đi bộ nhanh và trên tay có thêm cục tạ khoảng 10 kg. Khi đi trong tư thế đó, mình sẽ vận động được toàn thân. Càng nhiều tuổi, các chức năng trên cơ thể càng nhanh thoái hóa nên phải giữ gìn, có khỏe mới hát hay được.
- Anh hoạt động chủ yếu trên sân khấu hải ngoại, vậy làm gì để giữ kết nối với khán giả Việt?
- Năm nào tôi cũng về Việt Nam ít nhất một lần, không chỉ để trình diễn mà thăm quê hương, chia sẻ với những người khó khăn.
Dịp này, tôi tổ chức một đêm nhạc tri ân khán giả tại TP HCM, hôm 28/9, có sự tham gia của những giọng hát tôi yêu mến như "Sầu nữ phòng trà" Hương Giang, ca sĩ Bình Nguyên...
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Lam Trường là ca sĩ có một sự nghiệp âm nhạc vững vàng, dù ở tuổi U50 nhưng anh vẫn được khán giả trẻ hâm mộ. Ngoài công việc thuận lợi, hôn nhân của anh cũng bình yên bên vợ kém 17 tuổi.
Bắt đầu đến Mỹ định cư chắc chắn sẽ có nhiều thứ khiến quý vị bỡ ngỡ. Nếu không có sự chuẩn bị đầy đủ để thích nghi kịp thời, quý vị rất dễ bị sốc văn hóa và cả môi trường sống. Do đó, để giúp quý vị phần nào hình dung được sắp tới mình cần làm gì, bài viết cuộc sống người Việt ở Mỹ sẽ là lời giải cần thiết cho quý vị trong lúc này.
Theo thống kê, vào năm 2022 có hơn 1.3 triệu người Việt Nam nhập cư vào nước Mỹ, chiếm khoảng 3% trong tổng số 46.2 triệu người nhập cư vào nước Mỹ. Những người này chủ yếu thuộc nhóm nhập cư đến từ các quốc gia như Mexico, Ấn Độ, Trung Quốc, Salvador và có khoảng 9% người Châu Á nhập cư vào Mỹ là người Việt Nam.
Trước đây, hầu hết người Việt đến Mỹ định cư theo diện tị nạn. Ngày nay, có đến 87% cộng đồng người Việt tại Mỹ sở hữu thẻ xanh thông qua các diện định cư khác nhau. So với người nhập cư đến từ các quốc gia khác, người Việt có nhiều cơ hội nhận thẻ xanh và chính thức trở thành công dân Mỹ. Song, trong số đó vẫn có những người có trình độ học vấn chưa cao và khả năng tiếng Anh chưa tốt. Dù vậy, tổng quan mà nói thu nhập hộ gia đình trung bình của người Việt vẫn ở mức ổn định tại Mỹ.
Kể từ sau năm 1975, số lượng người Việt di cư sang Mỹ không ngừng tăng lên theo từng năm. Cộng đồng người Việt tại Mỹ hiện đang đứng thứ 4 trong tổng số người nhập cư trên toàn thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines. Hiện nay, các bang ở Mỹ có nhiều người Việt sinh sống nhất là California, Texas, Washington, Florida và New York.
Xem thêm: Kinh nghiệm định cư Mỹ dành cho người mới nhập cư
California là tiểu bang có số lượng người Việt định cư nhiều nhất tại Mỹ, chiếm gần 40% tổng số người Việt tại quốc gia này. Đây là tiểu bang nằm ở bờ biển phía Tây nước Mỹ, có diện tích lớn thứ 3 và dân số đông nhất nước Mỹ.
Cuộc sống người Việt ở Mỹ chủ yếu tập trung ở các quận của California như Orange, Los Angeles và Santa Clara. Do đó, đến California, quý vị sẽ dễ dàng gặp gỡ cộng động người Việt tại đây. Đó chính là lý do tại sao California được mệnh danh là “khu vực người Việt ở Mỹ”.
Tại California, quý vị dễ dàng tìm thấy những khu chợ người Việt, những lễ hội đậm đà văn hóa quê hương, những nhà hàng Việt, tiệm nail Việt, v.v Chẳng hạn khu Little Sài Gòn – nơi tập trung người Việt đông nhất bang California.
Nhiều người Việt chọn đến bang này không chỉ vì có cộng đồng người Việt sinh sống tại đây mà còn vì các lý do khác nhau: khí hậu ấm áp, quanh năm nắng ấm, nền kinh tế phát triển nhanh chóng, hệ thống giáo dục nổi tiếng, chất lượng hàng đầu thế giới, v.v. Hơn hết, các vấn đề phân biệt chủng tộc gần như không xảy ra.
Sau California, bang Texas có số lượng người Việt Nam sinh sống cao thứ 2, chiếm khoảng 13% tổng số người Việt ở Mỹ. Đây là tiểu bang ở vùng trung tâm phía Nam nước Mỹ, có diện tích lớn thứ 2 tại quốc gia này. Khí hậu ở Texas khá dễ chịu, có nhiều nét tương đồng với khí hậu Việt Nam với nóng ẩm quanh năm, mùa đông mát mẻ hơn.
Ngoài ra, Texas còn sở hữu nguồn tài nguyên dồi dào, đặc biệt là dầu khí, chăn nuôi và bông vải. Vì vậy, các kỹ sư trong lĩnh vực dầu khí, hay nông nghiệp nằm trong số những người có thu nhập cao nhất ở Texas. Giống như California, Texas có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới, thu hút rất nhiều khách du lịch mỗi năm.
Ngày nay, số lượng người Việt ở Texas ngày càng tăng do xu hướng di chuyển từ các vùng khác đến Texas cao hơn bao giờ hết. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do tại đây chất lượng sống tốt cũng như giá nhà tương đối thấp phù hợp với thu nhập của người Việt tại Mỹ.
Washington là bang có số lượng người Việt sinh sống tại Mỹ cao thứ 3, hầu hết tập trung ở thành phố Seattle. Đây là bang nằm ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương, khu vực phần lớn được bao phủ bởi rừng nên bang Washington chịu ảnh hưởng của nhiều vùng khí hậu từ miền núi cho đến bờ biển.
Một trong những lý do mà Washington thu hút nhiều người Việt đến sinh sống có lẽ là khí hậu và thiên nhiên. Ở Washington, thiên nhiên vào 4 mùa vô cùng độc đáo với vẻ đẹp của hoa tulip, lá phong hay tuyết trắng. Đặc biệt, nhờ đất đai màu mỡ, tiểu bang này có nền nông nghiệp, trồng trọt, khai thác gỗ và cả du lịch biển đều cực kỳ phát triển.
Đồng thời, nơi đây còn sở hữu nhiều trường đại học tiêu biểu với chất lượng giảng dạy hàng đầu tại Mỹ nên được sinh viên Việt Nam và trên thế giới ưu tiên lựa chọn.
Florida là bang có số lượng người Việt sinh sống, học tập và làm việc đông thứ 4 ở Mỹ. Người Việt ở Florida làm nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng chủ yếu liên quan đến nông nghiệp hoặc chăm sóc sức khỏe.
Bang Florida không chỉ thu hút người Việt đến định cư mà còn thu hút nhiều người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới. Bởi lẽ đây là một bang xinh đẹp, diện tích như bán đảo với 3 mặt giáp biển, khí hậu ấm áp quanh năm. Ngoài ra, tại đây còn có địa hình đồi núi thấp, có nhiều diện tích hồ, rừng và đầm lầy.
Ở Florida, người nhập cư cũng như người bản xứ sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm vì nền kinh tế cực kỳ phát triển. Trong đó, phát triển mạnh nhất là về du lịch. Vì tiểu bang này sở hữu được bờ biển dài, bãi biển đẹp và sôi động, nhiều khu vui chơi, công viên nổi tiếng thế giới.
New York là tiểu bang cuối cùng được nhắc đến trong danh sách các bang ở Mỹ có nhiều người Việt sinh sống nhất. Đây là một trong những thành phố hiện đại nhất thế giới khi sở hữu những trung tâm kinh tế tài chính nổi tiếng như Phố Wall, hoặc nhiều công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ cũng có trụ sở tại New York. Ngoài thương mại và tài chính, tiểu bang này còn có ảnh hưởng lớn đến văn hóa, nghệ thuật nước Mỹ.
Người Việt chọn New York để định cư một phần vì đây là thành phố sôi động, đam mê và hiện đại nhưng mức sống vẫn trong giới hạn chấp nhận được. Ngoài ra, khí hậu ở New York cũng rất được yêu thích vì mát mẻ vào mùa hè và hơi lạnh, có tuyết vào mùa đông.
Thu nhập của người Việt ở Mỹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm trình độ học vấn, ngành nghề, kinh nghiệm làm việc, vị trí địa lý, thị trường lao động, v.v. Những người Việt tại Mỹ nếu có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm vẫn có cơ hội tìm được những công việc có mức thu nhập cao hơn và cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở.
Theo thống kê, tính đến ngày 07/01/2024, mức thu nhập của người Việt ở Mỹ trung bình khoảng 63,171 USD/năm, tương đương khoảng 30.37 USD/giờ, 1,214 USD/tuần hoặc 5,264 USD/tháng. Điều này cho thấy, người Việt có nhiều cơ hội thăng tiến tại Mỹ khi có đủ điều kiện các doanh nghiệp cần.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cuộc sống người Việt ở Mỹ dành cho quý vị đang có ý định đến quốc gia này định cư. Nhìn chung, chất lượng cuộc sống và thu nhập của người Việt tại đây khá tốt. Song, vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do đó, nếu quý vị còn thắc mắc về vấn đề này, hãy liên hệ với SI Group để được tư vấn chi tiết hơn.