Kể từ ngày 2 tháng 3 năm 2020, chính phủ Đức đã ban hành chính sách nhập cư mới (German Skilled Immigration Act/ Deutsche Einwanderungsgesetz) có lợi cho nhóm lao động đến từ các quốc gia không nằm trong liên minh Châu Âu, trong đó có Việt Nam. Nếu bạn có mong muốn sang Đức làm việc để tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp và nâng cao thu nhập thì hãy tham khảo bài viết này để nắm những thông tin quan trọng cũng như các lộ trình xuất khẩu lao động phù hợp với khả năng của mình.
Du học hệ Cử nhân ở Đức để lấy bằng đại học do chính phủ Đức cấp
Đây là phương án truyền thống mọi người thường biết nhưng lựa chọn này thường không kèm theo cơ hội vừa học vừa làm mà bạn sẽ phải học toàn thời gian. Chưa kể tỉ lệ tìm được việc không đảm bảo vì không phải ngành nào cũng có tính ứng dụng cao có thể làm việc ngay.
Không học đại học hoặc cao đẳng ở Việt Nam mà trực tiếp sang Đức học nghề
Phương án này ít được truyền thông đưa tin nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được. Thời gian học nghề kéo dài tương đương với một chương trình Cử nhân thông thường tại Đức nhưng bạn lại có cơ hội vừa học vừa làm nghề để có thêm thu nhập.
Ba hướng “xuất khẩu lao động” sang Đức dành cho bạn
Dựa trên những lưu ý trên, bạn có thể phần nào thấy chính phủ Đức khá đặt nặng vấn đề bằng cấp nên dù chọn hình thức nào thì bạn vẫn phải sở hữu tấm bằng hợp lệ thì mới được phép làm việc ở Đức. Tùy thuộc vào định hướng và năng lực bản thân mà bạn có thể cân nhắc chọn một trong ba hướng như sau để thực hiện ước mơ xuất khẩu lao động sang Đức.
Học đại học hoặc cao đẳng ở Việt Nam rồi sau đó tham gia một khóa học chuyển đổi bằng ở Đức
Phương án này sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều so với việc du học Cử nhân ở Đức ngay từ đầu vì sinh hoạt phí ở Việt Nam chắc chắn là phải chăng hơn so với nước ngoài. Tuy nhiên lựa chọn này lại tiêu tốn của bạn kha khá thời gian bởi độ dài chương trình học Cử nhân ở Việt Nam thường nhiều hơn Đức đến 1 năm. Đó là chưa tính đến việc bạn còn phải dành thêm ít nhất 1 năm nữa để tham gia chương trình chuyển đổi bằng ở Đức thì mới được phép hành nghề.
Nên chọn lĩnh vực nào để làm việc ở Đức?
Nếu bạn muốn biết thêm về các cơ hội làm việc ở Đức trong ngành điều dưỡng thì đừng ngần ngại liên hệ với VICAT để được tư vấn cặn kẽ về hai chương trình học nghề ở Đức hiện nay gồm hệ 3 năm dành cho người chưa có bằng điều dưỡng và hệ 1 năm (chuyển đổi bằng nghề điều dưỡng Đức) dành cho những bạn đã học ngành điều dưỡng ở Việt Nam. Trong đó hệ 1 năm cho phép bạn ký hợp đồng làm việc và đi làm ngay nên có thể xem là phương án “xuất khẩu lao động” sang Đức hoàn hảo.
Nguồn tham khảo: Schengen Visa Info
Nguồn ảnh: Alex Wendpap, Pankaj Patel, Pitua Sutanto tại trang Unsplash
Năm ngoái, hơn 100 đoàn đại biểu và chính phủ nước ngoài đã thăm thủ đô Helsinki với hy vọng học được bí mật về sự thành công của các ngôi trường Phần Lan.
Năm 2006, học sinh Phần Lan đạt kết quả trung bình chung cao nhất về khoa học và đọc trong toàn bộ các nước phát triển. Trong kỳ thi của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dành cho những học sinh 15 tuổi, gọi tắt là PISA, Phần Lan cũng xếp thứ nhì về toán, chỉ đứng sau Hàn Quốc, nơi học sinh phải học trong thời gian dài và chế độ học rất nghiêm khắc. Trong kỳ thi PISA năm ngoái, Phần Lan xếp hạng nhất.
Học sinh tiểu học ở thủ đô Helsinki, Phần Lan. (Ảnh: BBC)
Người Phần Lan tuân thủ triết lý giáo dục là mọi người đều có thể đóng góp và những học sinh đang phải “đánh vật” trong các môn học sẽ không nên để bị tụt lại phía sau. Một chiến thuật được các nhà trường áp dụng là bố trí một giáo viên nữa trong lớp để giúp những học sinh gặp khó khăn trong một môn học nào đó. Nhưng tất cả các học sinh vẫn ngồi học trong cùng một lớp, dù các em có trình độ khác nhau trong môn học nào đó.
Bộ trưởng Giáo dục Phần Lan, bà Henna Virkkunen, rất tự hào về thành tích của học sinh nước mình nhưng mục tiêu chính của bà là nhắm vào những học sinh thông minh nhất.
''Hệ thống của Phần Lan ủng hộ hết sức những học sinh gặp khó khăn trong học tập nhưng chúng tôi phải chú ý hơn đến những học sinh có tài năng. Hiện nay chúng tôi vừa bắt đầu một dự án thử nghiệm về việc hỗ trợ những học sinh có năng khiếu về các lĩnh vực nhất định”, bà bộ trưởng cho hay.
Gộp trường tiểu học và cấp 2 làm một
Theo OECD, thời lượng tiết học của trẻ em Phần Lan ít nhất trong số các nước phát triển. Điều này phản ánh một nền tảng quan trọng khác trong giáo dục của Phần Lan.
Ở nước này, trường tiểu học và trường cấp 2 được gộp lại, nên học sinh không phải thay đổi trường học ở độ tuổi 13. Nhờ vậy, các em tránh được sự dịch chuyển có thể gây gián đoạn khi chuyển từ trường này sang trường kia.
Cô giáo Marjaana Arovaara-Heikkinen tin rằng việc dạy một lớp học sinh trong nhiều năm giúp công việc của cô dễ dàng hơn.
''Tôi cảm thấy như mình đang lớn lên cùng bọn trẻ, tôi nhìn thấy những vấn đề của các em khi chúng còn nhỏ. Và bây giờ sau 5 năm, tôi vẫn quan sát và biết những gì đã xảy ra khi các em đang lớn lên, những gì tốt nhất mà các em có thể làm. Tôi bảo với học sinh rằng tôi như thể là người mẹ ở trường của các em''.
Trẻ em Phần Lan bắt đầu đi học lúc 7 tuổi. Trước khi 7 tuổi, trẻ em học được nhiều nhất khi các em vui chơi và khi đến trường, các em thích thú được bắt tay vào việc học.
Các bậc phụ huynh cũng đóng một vai trò quan trọng trong kết quả ấn tượng của học sinh Phần Lan. Ở nước này có một nền văn hóa đọc sách cùng trẻ nhỏ tại nhà và các gia đình thường xuyên liên lạc với giáo viên của con em.
Giáo viên là một nghề uy tín ở Phần Lan. Các giáo viên được đánh giá cao và các tiêu chuẩn giảng dạy rất cao.
Theo BBC, thành công của hệ thống giáo dục Phần Lan dường như là một phần là do yếu tố văn hóa. Các học sinh được học trong một không khí thoải mái và thân mật.
Phần Lan cũng có tỷ lệ nhập cư thấp. Bởi vậy, khi trẻ em bắt đầu đi học, đa số các em nói tiếng Phần Lan như là tiếng mẹ đẻ, việc này loại trừ một trở ngại mà các nước khác thường đối mặt.
Sự thành công của hệ thống giáo dục Phần Lan được xây dựng trên ý tưởng học ít hiểu nhiều. Phần Lan tập trung vào các trường học cởi mở, không chịu sự quy định về chính trị. Với sự kết hợp này, Phần Lan tin rằng không có trẻ em nào bị bỏ lại phía sau.