Giáo Dục Lấy Người Học Làm Trung Tâm

Giáo Dục Lấy Người Học Làm Trung Tâm

Triết lý dân chủ là điểm nhấn của Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, "lấy người học làm trung tâm", tích cực hoá hoạt động học tập. Điều này thống nhất với triết lý của nhiều nền giáo dục trên thế giới.

Nhiều tập đoàn lớn của Việt Nam tích hợp vào Hue-S

Theo thông tin từ Sở TT&TT Thừa Thiên - Huế, đến đầu năm 2022, đã có hơn 10 tập đoàn lớn của Việt Nam, DN, đơn vị trong và ngoài tỉnh tích hợp vào nền tảng “Make in Viet Nam” Hue-S.

Tập đoàn Viettel tích hợp các chức năng chatbot, hồ sơ sức khỏe điện tử, hệ thống giám sát thông tin và thu thập, tổng hợp tin về địa phương, giải pháp giám sát an toàn thông tin (ATTT) mạng. Tập đoàn VNPT tích hợp một số chức năng hỗ trợ trong giáo dục.

Tập đoàn AIC tích hợp chức năng phòng chống bão lụt, cảnh báo môi trường thông qua kết nối phân tích dữ liệu quan trắc môi trường, phòng cháy chữa cháy, thí điểm mô hình big data phân tích báo cáo số. Tập đoàn BKAV tích hợp chức năng giám sát ATTT mạng. Tập đoàn Viettel và Công ty FITC tích hợp chức năng phản ánh hiện trường.

Công ty Caro tích hợp chức năng gọi taxi đến nay đã có 3 hãng tham gia. VietSoftPro tích hợp chức năng du lịch thông minh thông qua mô hình 3D có tương tác các điểm tham quan, du lịch. Công ty Phi Long tham gia tích hợp chức năng camera giám sát dịch bệnh, giám sát cháy rừng. Công ty VLạp (TP. Hồ chí Minh) tích hợp bản đồ quy hoạch. Vietinbank, VNPT, VNPay ... tích hợp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt…

GÓC – MỖI NGÀY MỘT DOANH NHÂN Doanh nhân: Lã Thị Loan – Hội viên Hội Doanh nhân trẻ Ninh Bình. Vua trị liệu Ninh Bình. * Địa chỉ: Số 12, ngõ 60 đường Lê Thái Tổ, phường Tân Thành, Ninh Bình. TRUNG TÂM GIÁO DỤC ĐỨC TÀI Địa chỉ: Số 109 đường Bích Đào, […]

"Lấy người học làm trung tâm" – tự học là chính

Cụ thể về quan điểm lấy người học làm trung tâm, Tiến sĩ Đoàn Nguyệt Linh cho biết: Các hình thức tổ chức dạy học được sử dụng nhiều nhất là tự học, học theo nhóm, trò chơi đóng vai, hoạt động trải nghiệm, dự án học tập, tham quan…

Các phương pháp dạy học được sử dụng nhiều nhất là phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại, tranh luận, nghiên cứu tài liệu…

"Có thể khẳng định rằng: Dạy học "lấy người học làm trung tâm" có tư tưởng chủ đạo là lấy tự học làm chính; lấy tập thể để bổ trợ cho cá nhân; lấy máy móc thiết bị làm phương tiện; lấy tài liệu, sách giáo khoa, băng hình và tự đánh giá kết quả học tập. Lối học này hình thành ở học sinh sự mạnh dạn, có tính cách, tự tin, biết cách học, biết cách làm, biết cách giao tiếp xã hội, biết cách khẳng định chân lý, tạo nên con người rất thực tế, dẫn đến sự năng động và sáng tạo trong tư duy, trong hoạt động cuộc sống", Tiến sĩ Đoàn Nguyệt Linh chia sẻ.

Đào tạo cho người học năng lực làm việc và tiếp cận nguồn tư liệu

Tiến sĩ Nguyễn Phùng Tám cho biết: Việc lấy học sinh làm trung tâm trong giáo dục phổ thông của Việt Nam lần đầu tiên được xuất hiện tại những hội thảo từ năm 1996.

Đến nay, người ta nhấn mạnh hơn đến việc lấy hoạt động học tập làm trung tâm chứ không phải là hoạt động dạy học làm trung tâm. Điều này dẫn đến việc giáo viên phải tổ chức được nhiều hoạt động học tập tạo hứng thú cho học trò càng nhiều càng tốt, chứ không phải  giáo viên chỉ thuyết trình, truyền thụ kiến thức một chiều.

"Trước đây, khi lấy giáo viên và việc dạy học là trung tâm thì giáo viên chỉ thuyết trình, giải quyết được vấn đề kiến thức cơ bản để chạy đua với thời gian trong 45 phút của tiết học. Còn bây giờ, trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin, có thêm bao nhiêu tiết cho bài học nữa thì giáo viên cũng không đủ thời gian để truyền thụ. Như vậy thì người ta sẽ phải chuyển sang đào tạo cho người học năng lực làm việc và tiếp cận nguồn tư liệu", Tiến sĩ Nguyễn Phùng Tám so sánh.

Điểm đặc biệt của quan điểm giáo dục lấy học sinh làm trung tâm là khi bàn giao nhiệm vụ học tập cho các em, thầy cô phải quan tâm đến cảm xúc, hứng thú của học trò với nhiệm vụ đó. Rộng hơn nữa, thầy cô phải quan tâm đến phong cách học của người học.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Phùng Tám, các giáo viên phải nắm được những phong cách học phổ biến của học sinh trong lớp để bàn giao nhiệm vụ học tập. Từ đó, học sinh sẽ rất hứng thú. Và khi các em làm việc đúng cách, đúng sở trường, đam mê của mình thì sản phẩm của nhiệm vụ đó sẽ sống động, đặc sắc và sáng tạo hơn.

"Như vậy, quan điểm lấy học sinh làm trung tâm chú trọng đến hứng thú học tập và cảm xúc của học sinh. Thứ hai là chú trọng đến phong cách học tập đa dạng của học sinh. Và thứ ba là chú trọng đến quá trình trải nghiệm sản phẩm học tập độc đáo, sáng tạo của học sinh", giảng viên Trường Đại học Giáo dục nhấn mạnh.

Tiến sĩ Đoàn Nguyệt Linh, Trưởng bộ môn Lịch sử, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: NVCC

Nhiều bài toán khó đã được giải quyết thông qua ứng dụng

Theo Sở TT&TT Thừa Thiên - Huế, với Hue-S, tỉnh đã hình thành được kênh thông tin kết nối hợp nhất giữa nhà nước, DN và người dân. Nhà nước, DN, người dân không bị lúng túng, khó khăn trong việc phải cài đặt sử dụng nhiều ứng dụng mà chỉ thông qua một nền tảng duy nhất để đáp ứng nhu cầu quản lý, cung cấp dịch vụ và thụ hưởng thông tin.

Bên cạnh đó, ứng dụng cũng đã giúp đưa ra một quy trình số trong giải quyết các vấn đề xã hội, thay vì phải thông qua các hình thức cũ như văn bản, đơn thư, tường trình… Để rồi, những bức xúc, nhu cầu, ý kiến, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, DN đều được đáp ứng thay vì không biết ai tiếp tiếp nhận, tiếp thu, đơn vị nào xử lý, đơn vị nào có trách nhiệm ra quyết định và thời gian là bao lâu. Thay vào đó, Hue-S là nơi trung gian chuyển tải các vấn đề đến trực tiếp cơ quan, địa phương, đơn vị xử lý thông qua công nhận dữ liệu số do người dân cung cấp theo hướng thành ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh. Qua đó đã cắt giảm khâu hành chính đơn, thư, trình của người dân, việc xử lý cũng diễn ra nhanh chóng hơn và trả kết quả trực tiếp cho người dân thông qua Hue-S và công khai có thời gian cụ thể.

“Với quy trình này thì đã cắt giảm nhiều thời gian xử lý thông qua việc thông tin đến trực tiếp đầu mối có trách nhiệm xử lý, thời gian giải quyết các vụ việc giảm đến hơn 60% thời gian so với trước đây, có những vấn đề giảm đến hơn 90% thời gian so với trước đây. Tính giám sát và chỉ đạo kịp thời của các đơn vị trung gian cũng được phát huy cao thông qua dữ liệu số. Nguồn lực tài chính cũng được tiết kiệm rất lớn thông qua việc cắt bỏ các giấy tờ, văn bản hành chính khi xử lý các vấn đề”, thông tin từ Sở TT&TT nhấn mạnh

Không dừng lại ở số hóa, công khai kết quả xử lý, thông qua Hue-S, tính giám sát và phản biện xã hội cũng đã được phát huy thông qua công cụ đánh giá mức độ hài lòng xử lý, tương tác phản biện lại với các kết quả xử lý nếu chưa thực sự phù hợp. Qua đó, nhiều vụ việc đã được giải quyết triệt để hơn thông qua việc tiếp thu ý kiến phản biện, tương tác và từ đó cũng như tạo ra sự đồng thuận, chia sẻ trong nhân dân đối với các vấn đề xử lý của nhà nước.

Bên cạnh đó, Hue-S còn giúp đóng vai trò là đơn vị trung gian kết nối các DN tham gia và hệ thống để tiếp nhận và xử lý các vấn đề từ người dân. Để rồi, quá trình xử lý của doanh nghiệp được thực hiện giám sát theo quy trình thống nhất như quy trình xử lý của CQNN. Từ đó, kiểm soát, giám sát, giải quyết các vấn đề xã hội đến từ DN, yên tâm sử dụng dịch vụ số do DN cung cấp. Đồng thời giúp giải quyết được bài toán quản lý trách nhiệm của DN đối với chất lượng các dịch vụ cung cấp cho xã hội.

Bước đầu đã hình thành mô hình cung cấp dịch số và đã tạo dựng được thói quen trong người dân và toàn xã hội khai thác dịch vụ số trên nền tảng Hue-S.

Cũng theo Sở TT&TT, thời gian qua, thông qua Hue-S một số dịch vụ số đã được triển khai bước đầu phát huy hiệu quả, cụ thể: Dịch vụ công (DVC) trực tuyến trên nền tảng Hue-S đã tạo ra công cụ thuận tiện cho người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 căng thẳng thì DVC trực tuyến cũng đã phát huy cao hiệu quả với số lượng người sử dụng ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, một số dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp đã được người dân đón nhận và sử dụng sau khi được tích hợp lên Hue-S ngày càng nhiều, cụ thể như: Dịch vụ điện, dịch vụ nước; dịch vụ giáo dục số; dịch vụ y tế thông qua sổ sức khỏe điện tử.

“Tuy số lượng chưa đạt như mong muốn, song bước đầu đã hình thành mô hình cung cấp dịch số và đã tạo dựng được thói quen trong người dân và toàn xã hội khai thác dịch vụ số trên nền tảng Hue-S”, Sở TT&TT Thừa Thiên - Huế nhấn mạnh.

Bên cạnh việc hình thành phương thức truyền thông mới trên nền tảng số, với Hue-S, Thừa Thiên - Huế đã bước đầu định hình phương thức quản lý xã hội mới hiệu quả trên nền tảng số, giải quyết bài toán lúng túng trong việc thừa nhận, công nhận cơ sở từ dữ liệu số.

Cụ thể, trước đây, một số vụ việc giải quyết không được triệt để do cơ chế thông tin cũng như phối hợp các cơ quan liên quan nên dẫn đến kéo dài và lặp lại. Nay, với dữ liệu số, công nghệ số, quy trình số và đặc biệt là công khai và đẩy mạnh tương tác nhằm tăng cường vai trò giám sát của người dân, tăng cường công cụ tương tác thì nhiều vấn đề đã được giải quyết triệt để, điển hình như việc giải quyết các vi phạm giao thông: phương thức xử phạt nguội từ nguồn phản ánh của Hue-S, những hình ảnh, hình thức vi phạm và mức độ xử phạt được công khai từ đó đã nâng cao hơn ý thức giao thông trong người dân. Không dừng lại đó, một số trường hợp không thực hiện yêu cầu phối hợp xử lý vi phạm quá thời gian thì dữ liệu sẽ được chuyển đến các cơ quan liên quan khác để cấm sử dụng dịch vụ liên quan khi chưa thực hiện trách nhiệm xử lý, như đơn vị kiểm định xe .v.v.