Form Ak Và Vk

Form Ak Và Vk

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI C/O FORM VK/AK

Bảng thuế suất nhập khẩu theo hiệp định AK và VK

Dưới đây là bảng thuế nhập khẩu mỹ phẩm từ Hàn Quốc bao gồm thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) và Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA)

Xem ngay: Tổng hợp Mã HS và Biểu thuế nhập khẩu mỹ phẩm

Hướng dẫn kê khai C/O form VK và AK

(ban hành kèm theo Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc)

C/O mẫu AK phải được khai bằng tiếng Anh và in bằng máy in hoặc bằng các loại máy đánh chữ khác (trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 15 dưới đây). Nội dung khai phải phù hợp với các chứng từ quy định tại Thông tư này.

1. Ô số 1: ghi tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu mỹ phẩm.

2. Ô số 2: ghi tên người nhận hàng, địa chỉ, tên quốc gia nhập khẩu mỹ phẩm.

3. Ô trên cùng bên phải về việc ghi số tham chiếu (do Tổ chức cấp C/O ghi). Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:

a) Nhóm 1: tên nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;

b) Nhóm 2: tên nước thành viên nhập khẩu là các nước thành viên thuộc khối ASEAN – Hàn Quốc, gồm 02 ký tự như sau:

ID: In-đô-nê-xi-a PH: Phi-lip-pin

c) Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 02 ký tự. Ví dụ: cấp năm 2014 sẽ ghi là “14”;

d) Nhóm 4: tên Tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh sách các Tổ chức cấp C/O được quy định cụ thể tại Phụ lục VIII. Danh sách này được Bộ Công Thương cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi về các Tổ chức cấp C/O;

đ) Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự;

e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”. Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.

Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hà Nội cấp C/O mang số thứ 8 cho một lô hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc trong năm 2014 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: VN-KR 14/01/00008.

g) Tại phần được cấp tại, ghi “VIET NAM”.

4. Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu và tên cảng dỡ hàng).

5. Ô số 4: cơ quan Hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu √ vào ô thích hợp.

6. Ô số 5: số thứ tự các mặt hàng (nhiều mặt hàng ghi trên một C/O, mỗi mặt hàng có một số thứ tự riêng).

7. Ô số 6: ký hiệu và số hiệu của kiện hàng.

8. Ô số 7: số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm số lượng và mã HS của nước nhập khẩu).

9. Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa:

Hàng hóa được sản xuất tại nước ghi đầu tiên ở ô số 11 của C/O: Điền vào ô số 8

(a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu “WO”

(b) Hàng hóa đáp ứng khoản 1, Điều 4 của Phụ lục I “CTH” hoặc “RVC 40%”

(c) Hàng hóa đáp ứng Quy tắc cụ thể mặt hàng (Phụ lục II)

– Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của bất cứ nước thành viên nào

– Hàm lượng giá trị khu vực + Chuyển đổi mã số hàng hóa

– Công đoạn gia công chế biến cụ thể

– Ghi hàm lượng giá trị khu vực hàng hóa có xuất xứ cần đạt (ví dụ “RVC 45%”)

– Ghi tiêu chí kết hợp hàng hóa có xuất xứ cần đạt (ví dụ “CTH + RVC 40%”)

(d) Hàng hóa đáp ứng Điều 6 của Phụ lục I Ghi “Rule 6”

10. Ô số 9: trọng lượng cả bì của hàng hoá (hoặc số lượng khác) và trị giá FOB chỉ khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC).

11. Ô số 10: Số và ngày của hoá đơn thương mại.

– Dòng thứ nhất ghi chữ “VIET NAM”.

– Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu bằng chữ in hoa.

– Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, chữ ký của người đề nghị cấp C/O.

13. Ô số 12: dành cho cán bộ Tổ chức cấp C/O ghi: ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký của cán bộ cấp C/O, con dấu của Tổ chức cấp C/O.

– Đánh dấu √ vào ô “Third Country Invoicing” trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba không phải là nước thành viên, hoặc bởi một người xuất khẩu thay mặt cho công ty đó. Các thông tin như tên và nước của công ty phát hành hóa đơn nêu trên cần ghi vào ô số 7.

– Đánh dấu √ vào ô “Back-to-Back CO” trong trường hợp Tổ chức cấp C/O của nước trung gian cấp C/O giáp lưng theo Điều 7 của Phụ lục V.

– Đánh dấu √ vào ô “Exhibition” trong trường hợp hàng hóa gửi từ nước thành viên xuất khẩu để tham gia triển lãm tại một nước khác và được bán trong quá trình triển lãm hoặc sau triển lãm để nhập khẩu vào một nước thành viên theo Điều 20 của Phụ lục V, đồng thời ghi tên và địa chỉ của nơi triển lãm vào ô số 2.

– Trong trường hợp có nhiều mặt hàng khai trên cùng một C/O, nếu mặt hàng nào không được hưởng ưu đãi thuế quan, cơ quan Hải quan đánh dấu thích hợp vào ô số 4 và mặt hàng đó cần được khoanh tròn hoặc đánh dấu thích hợp tại ô số 5.

– Ô số 13 có thể được đánh dấu √ bằng bút mực không phải là màu đỏ hoặc in bằng máy in hoặc bằng các loại máy đánh chữ khác.

Trường hợp sử dụng Tờ khai bổ sung C/O như mẫu quy định tại Phụ lục VI-B để khai nhiều mặt hàng vượt quá trên một C/O:

– Ghi số tham chiếu (do Tổ chức cấp C/O ghi) trên Tờ khai bổ sung C/O giống như số tham chiếu của C/O ban đầu.

– Khai các ô từ ô số 5 – 12 tương tự hướng dẫn từ khoản 6 – 13 dẫn trên. Thông tin tại các ô số 11 và 12 phải được thể hiện giống như trên C/O ban đầu.

– Ghi số trang nếu sử dụng từ 02 (hai) Tờ khai bổ sung C/O trở lên.

Ví dụ: page 1 of 3, page 2 of 3, page 3 of 3.

– Đóng dấu giáp lai (do Tổ chức cấp C/O đóng) trên C/O ban đầu và Tờ khai bổ sung C/O kèm theo./.

Xem ngay : Quy trình nhập khẩu mỹ phẩm từ Hàn Quốc

– Ô số 1 (hàng hóa được gửi từ): ghi tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu. khóa học xuất nhập khẩu thực tế tphcm

– Ô số 2 (hàng hóa được gửi đến): ghi tên người nhận hàng, địa chỉ, tên quốc gia nhập khẩu mỹ phẩm.

– Ô trên cùng bên phải (số tham chiếu C/O): Số tham chiếu của C/O do Việt Nam cấp gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:

Nhóm 1: tên nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;

Nhóm 2: tên nước thành viên nhập khẩu là Hàn Quốc, gồm 02 ký tự là “KR”

Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 02 ký tự. Ví dụ: cấp năm 2015 sẽ ghi là “15”;

Nhóm 4: tên Tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh sách các Tổ chức cấp C/O được quy định cụ thể tại Phụ lục IX. Danh sách này được Bộ Công Thương cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi về các Tổ chức cấp C/O; điều kiện học kế toán trưởng

Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự; cách lập báo cáo kết quả kinh doanh

Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”. Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.

Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hà Nội cấp C/O mẫu VK mang số thứ 9 cho một lô hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc trong năm 2015 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: VN-KR 15/01/00009. khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn

Tại phần được cấp tại, ghi “VIET NAM”.

– Ô số 3 (ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải và cảng dỡ hàng): ghi ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) và tên cảng dỡ hàng. phân tích tài chính

– Ô số 4 (dành cho cơ quan có thẩm quyền): cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu đánh dấu (√) vào ô thích hợp khi cơ quan này xét cho hưởng ưu đãi thuế quan đặc biệt theo Hiệp định VKFTA.

– Ô số 5 (số thứ tự các mặt hàng): ghi số thứ tự cho từng mặt hàng riêng biệt. Nhiều mặt hàng có thể ghi trên cùng một C/O.

– Ô số 6 (ký hiệu và số hiệu của kiện hàng): ghi ký hiệu và số hiệu trên bao bì của kiện hàng.

– Ô số 7 (số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa, mã HS hàng hóa): ghi số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, tên hàng hoá, mã HS hàng hóa của nước nhập khẩu. Mã HS phải được ghi ít nhất 6 số đầu tiên. khóa học tài chính doanh nghiệp

– Ô số 8 (tiêu chí xuất xứ): ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa theo hướng dẫn dưới đây: Hàng hóa được sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu ghi ở ô số 11 của C/O: Điền vào ô số 8

a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu theo quy định tại Điều 3, Phụ lục I: “WO” học xuất nhập khẩu ở hà nội

b) Hàng hóa đáp ứng Quy tắc cụ thể mặt hàng theo quy định tại Điều 5, Phụ lục I: – Chuyển đổi mã số hàng hóa: “CTC” – Hàm lượng giá trị khu vực: Ghi hàm lượng giá trị khu vực mà hàng hóa có xuất xứ cần đạt (ví dụ: “RVC 45%”). – Hàm lượng giá trị khu vực + Chuyển đổi mã số hàng hóa: Ghi tiêu chí kết hợp mà hàng hóa có xuất xứ cần đạt (ví dụ: “CTH + RVC 40%”). – Công đoạn gia công chế biến cụ thể: “Specific Processes”. học thanh toán quốc tế ở đâu

c) Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu chỉ từ những nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam hoặc Hàn Quốc theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 2 Phụ lục I: “PE”.

d) Hàng hóa đáp ứng Điều 6 Phụ lục I: Ghi “Article 3.5”

– Ô số 9 (trọng lượng cả bì của hàng hoá hoặc số lượng khác và trị giá lô hàng): ghi trọng lượng cả bì hoặc số lượng khác và trị giá FOB của lô hàng chỉ khi hàng hóa áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC).

– Ô số 10 (số và ngày của hoá đơn thương mại): ghi số và ngày của hóa đơn thương mại.

– Ô số 11 (xác thực của người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất): học kế toán thực tế ở đâu tốt nhất hà nội

a) Dòng thứ nhất ghi chữ “VIET NAM”.

b) Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên tiếng Anh của nước thành viên nhập khẩu bằng chữ in hoa (ví dụ: “KOREA”).

c) Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, tên và chữ ký của người đề nghị cấp C/O, con dấu và tên công ty của người đề nghị cấp C/O. khóa học kỹ năng mềm tại tphcm

– Ô số 12 (chứng thực của Tổ chức cấp C/O): ghi ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký và tên đầy đủ của cán bộ cấp C/O, con dấu của Tổ chức cấp C/O.

a) Ghi “Non-Party Invoicing” trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành tại lãnh thổ của một nước không phải là nước thành viên. Các thông tin như tên và nước của công ty phát hành hóa đơn nước thứ ba phải ghi vào ô số 13.

Với nhiều năm kinh nghiệm làm Thủ tục hải quan, kê khai C/O form VK/AK khi nhập khẩu mỹ phẩm từ Hàn Quốc . Logistics Solution sẽ giúp Quý Doanh nghiệp nhập khẩu mỹ phẩm một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chi tiết

VỀ VIỆC KHAI BÁO, NỘP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA MẪU AK VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA MẪU VK ĐIỆN TỬ

Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030, Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp;

Thực hiện Bản ghi nhớ về hệ thống trao đổi dữ liệu xuất xứ điện tử (EODES) nhằm tạo thuận lợi trong thực thi hiệp định thương mại tự do giữa Bộ Công Thương Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam và Tổng cục Hải quan Hàn Quốc được ký luân phiên tại Hà Nội vào ngày 21 tháng 10 năm 2022 và tại Te-Chơn, Hàn Quốc vào ngày 31 tháng 10 năm 2022;

Để chuẩn bị việc truyền và nhận dữ liệu C/O mẫu AK và C/O mẫu VK điện tử chính thức giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong thời gian tới trên cơ sở Bản ghi nhớ nêu trên, giúp tạo thuận lợi và giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy xuất khẩu, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương thông báo:

1. Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, thương nhân đề nghị cấp C/O mẫu AK và C/O mẫu VK khai báo, nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O hoàn toàn trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương (eCoSys) tại địa chỉ https://ecosys.gov.vn kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.

2. Đối với hàng hóa đề nghị cấp C/O xuất khẩu sang Hàn Quốc trong khuôn khổ các Hiệp định AKFTA và VKFTA:

– Dữ liệu C/O mẫu AK và C/O mẫu VK điện tử sau khi duyệt cấp phép trên eCoSys được gửi đến Cổng thông tin một cửa quốc gia (Tổng cục Hải quan Việt Nam) để truyền cho cơ quan hải quan Hàn Quốc. Dữ liệu C/O mẫu AK và mẫu VK điện tử được sử dụng để xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan AKFTA và VKFTA theo thỏa thuận giữa Việt Nam và Hàn Quốc tại Bản ghi nhớ về EODES nêu trên.

– Song song với việc truyền và nhận dữ liệu C/O điện tử qua EODES, C/O mẫu AK và C/O mẫu VK bản giấy được gửi cho nhà nhập khẩu tại nước nhập khẩu để phục vụ cho mục đích lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp C/O và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa sau này. Trường hợp lỗi kỹ thuật xảy ra, C/O bản giấy có thể được sử dụng để thay thế dữ liệu C/O điện tử.

3. Đối với hàng hóa đề nghị cấp C/O xuất khẩu sang các nước thành viên ASEAN trong khuôn khổ Hiệp định AKFTA, C/O mẫu AK bản giấy được gửi cho nhà nhập khẩu tại nước nhập khẩu để phục vụ cho mục đích hưởng ưu đãi thuế quan AKFTA theo quy định hiện hành.

4. Quy trình cấp, hủy và chỉnh sửa C/O mẫu AK, C/O mẫu VK điện tử (sau đây gọi là C/O điện tử) trên eCoSys được thương nhân thực hiện như sau:

– Khai báo C/O điện tử và đính kèm hồ sơ liên quan trên eCoSys

– Chờ C/O được xem xét và sẽ chuyển trạng thái “Đã được cấp phép” trong trường hợp hồ sơ được kê khai hoàn chỉnh, hợp lệ.

– In C/O đã được cấp phép trực tiếp từ eCoSys và in thêm mặt sau (Overleaf Notes) của C/O trên hai mặt của giấy trắng, kích thước A4 theo tiêu chuẩn ISO (nếu được yêu cầu).

– Gửi C/O (bản giấy Original) đã được cấp phép cho nhà nhập khẩu tại nước nhập khẩu (nếu được yêu cầu).

– Tìm số tham chiếu của C/O đã được cấp phép trên eCoSys.

– Chọn “Yêu cầu hủy” C/O kèm theo lý do.

– Chờ C/O được xem xét và sẽ chuyển trạng thái “Đã duyệt yêu cầu hủy”.

4.3. Chỉnh sửa C/O điện tử đã cấp:

– Thực hiện các bước “Hủy C/O điện tử đã cấp” trên eCoSys như hướng dẫn tại mục 4.2 nêu trên.

– Chọn “Yêu cầu chỉnh sửa” C/O.

– Chỉnh sửa các thông tin cần sửa, sau đó “Ký và Gửi duyệt” lại C/O vừa được sửa.

– Chờ C/O được xem xét và sẽ được cấp phép với số tham chiếu mới, ngày cấp mới trong trường hợp lý do chỉnh sửa C/O hợp lệ:

– In C/O đã được cấp phép chỉnh sửa trực tiếp từ eCoSys và in thêm mặt sau (Overleaf Notes) của C/O trên hai mặt của giấy trắng, kích thước A4 theo tiêu chuẩn ISO (nếu được yêu cầu).

– Gửi C/O (bản giấy Original) đã được cấp phép chỉnh sửa cho nhà nhập khẩu tại nước nhập khẩu (nếu được yêu cầu).

5. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị liên hệ Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương (Điện thoại: 024 2220 5444 hoặc 2220 5361; Email: [email protected]) để được hướng dẫn cụ thể.

Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương thông báo để thương nhân đề nghị cấp C/O mẫu AK, C/O mẫu VK, các cơ quan, tổ chức cấp C/O và các đơn vị liên quan biết và thực hiện./.