Ngày 30/10/2018, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã ký Quyết định số 4069/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đợt XXV năm 2018.
Gửi yêu cầu đăng ký thành công!
Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn để xác thực các thông tin & hoàn tất quá trình kiểm duyệt để cấp chứng nhận.
Khu di tích này được người Pháp tình cờ phát hiện vào năm 1885. Sau đó, nhiều học giả quốc tế đã đến Mỹ Sơn để khảo sát và nghiên cứu. Năm 1904, những công trình nghiên cứu đầu tiên về bi ký và kiến trúc tại Mỹ Sơn đã được công bố trong kỷ yếu của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (B.E.F.E.O). Dựa trên kết quả nghiên cứu, hầu hết các nhà khoa học đều khẳng định, đa phần đền tháp lớn ở Mỹ Sơn đều được xây dựng để thờ thần Shiva. Tuy nhiên, cũng có ý kiến lại cho rằng, ban đầu vị thần chính của Mỹ Sơn chỉ mang tính chất địa phương (miền Bắc Chămpa), phải đến thế kỷ XI, vị thần chủ ở Mỹ Sơn, với tên gọi Srisana-Bhadresvara, mới trở thành thần chủ của toàn Vương quốc Chămpa…
Trong khu vực Mỹ Sơn có trên 70 kiến trúc đền tháp, được xây dựng từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII. Mỗi ngôi tháp thường gồm 3 phần là đế, thân và mái tháp, được xây bằng gạch, kết hợp cùng các mảng trang trí bằng sa thạch, với kỹ thuật rất tinh tế. Mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch thường được chạm khắc dựa theo các thần thoại của Ấn Độ giáo, đã tạo ra vẻ đẹp mỹ miều, sinh động, mang những nét đặc trưng nhất của các phong cách nghệ thuật Chămpa - một nền nghệ thuật được kết hợp bởi những yếu tố bản địa và ngoại lai.
Dựa vào vị trí phân bố của các tháp, H. Parmentier - một học giả người Pháp, đã đặt tên cho các tháp theo mẫu tự Latin, gồm nhóm A và A'(tháp Chùa); nhóm B, C, D (khu tháp Chợ); nhóm E và F (khu tháp Hố Khế); nhóm G, nhóm H (khu tháp Bàn Cờ); các tháp riêng lẻ được đánh ký hiệu lần lượt là: K, L, M, N.
Nhà nghiên cứu P. Stern, đã chia các di tích tại Mỹ Sơn dựa theo các phong cách như sau:
+ Phong cách cổ (phong cách Mỹ Sơn E1): thế kỷ VII - thế kỷ VIII, gồm các tháp E1, F1;
+ Phong cách Hòa Lai: cuối thế kỷ VIII - đầu thế kỷ IX, gồm các tháp A2, C7, F3;
+ Phong cách Đồng Dương: giữa thế kỷ IX - đầu thế kỷ X, gồm các tháp A10, A11, A13, B4;
+ Phong cách Mỹ Sơn A1: thế kỷ X, gồm các tháp A1, B2, B3, B5, B6, B8, C1, C2, C4, C5, C6, D1, D2, D4, E7;
+ Phong cách chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định: thế kỷ XI - XII, gồm các tháp E4, F2;
+ Phong cách Bình Định: thế kỷ XIII-XIV, gồm tháp B1, tháp K, các tháp nhóm G, H.
Cũng giống như các đền tháp Chămpa khác, đền tháp ở Mỹ Sơn được xây dựng thành nhiều cụm, mỗi cụm được bố trí theo trật tự sau:
- Đền thờ chính (Kalan) nằm ở giữa (được đánh ký hiệu số 1 trong các bản vẽ của H. Parmentier), thông thường có một cửa ra vào ở hướng Đông, nơi thờ vị thần chính (Shiva), tượng trưng cho ngọn núi Mêru, nơi hội tụ của thần linh;
- Tháp cổng (Gopura, ký hiệu số 2) nằm ngay phía trước đền thờ chính, có 2 cửa thông nhau ở hướng Đông và hướng Tây;
- Mandapa là ngôi nhà dài tiếp theo tháp cổng, thường được sử dụng để làm nơi đón tiếp khách hành hương, tiếp nhận lễ vật;
- Cạnh đền thờ chính là ngôi tháp Kosagraha, có một hoặc hai phòng (ký hiệu số 3), cửa ra vào ở hướng Bắc, thường được sử dụng để làm nơi cất giữ các đồ tế lễ;
- Ngoài ra, quanh đền thờ chính còn có những tháp phụ, để thờ các vị thần phương hướng (Dikpalaka), các vị thần tinh tú (Grahas), hoặc các vị thần phụ, như Skanda, Ganesa,...
- Nhóm A: gồm 13 đền tháp, từ A1 đến A13, nằm ở phía Đông - Nam, trong thung lũng Mỹ Sơn;
- Nhóm A': gồm 4 tháp, nằm ở phía Nam của nhóm A. Đây là những đền thờ nhỏ, tất cả các tháp đều có cửa ra vào ở hướng Tây, quay về phía khu trung tâm;
- Nhóm B: gồm 14 tháp. Trong nhóm này, tháp B5 là tháp còn lại đẹp nhất, có mặt bằng hình chữ nhật, kéo dài theo trục Đông - Tây, cửa ra vào ở hướng Bắc. Trên tháp trang trí hoa văn hình cành lá cuộn tròn liên hoàn, hình người đứng chắp tay, hình 2 con voi đứng đấu vòi dưới một tán cây…;
- Nhóm C: gồm 7 tháp, nằm ở hướng Bắc nhóm B. Năm 1904, tại tháp C7, các nhà khảo cổ Pháp đã tìm được một bộ trang phục bằng vàng gắn với một pho tượng thần (có kích thước bằng 1/2 người thường), gồm có mũ, nịt, miếng hộ tâm;
- Nhóm D: gồm 6 tháp, nằm ở phía Đông nhóm B và C. Trong nhóm này, riêng hai tháp D1 và D2 không được làm theo kiểu truyền thống của kiến trúc Chămpa, mà có mặt bằng hình chữ nhật, cửa ra vào ở hai đầu hồi nhà hướng Đông và hướng Tây;
- Nhóm E: gồm 9 tháp, nằm ở phía Bắc nhóm A và nhóm G, bao gồm:
+ Đền thờ E1: có cửa ra vào ở hướng Tây, mặt bằng đền (tháp) hình vuông, 4 góc có 4 trụ đá, được điêu khắc khá đẹp. Trên mi cửa có một bức phù điêu bằng sa thạch, thể hiện cảnh “Đản sinh Brahma”. Bên trong ngôi đền E1 có một đài thờ lớn, được làm bằng những khối sa thạch ghép lại với nhau, chạm trổ rất tinh tế, thể hiện những cảnh múa lụa, đánh đàn, thổi sáo, những cảnh sinh hoạt của các tu sĩ Bà-la-môn, như luyện thuốc chữa bệnh...
+ Tháp E2: là tháp cổng của đền thờ E1.
+ Tháp E3: là nơi chuẩn bị đồ tế lễ.
+ Tháp E4: là tháp phụ, nằm cạnh tháp E1 về phía Bắc.
+ Tháp E5 và E6: là hai tháp phụ, xếp thành một hàng dọc, ở phía Nam tháp E1. Năm 1903, tại tháp E5, đã phát hiện một pho tượng thần Ganesa đứng, có 4 tay, niên đại khoảng cuối thế kỷ VII - đầu thế kỷ VIII. Đây là một tác phẩm rất hiếm trong nền nghệ thuật Ấn Độ giáo .
+ Tháp E7: là nơi cất giữ đồ tế lễ của nhóm E. Mái tháp cong hình thuyền, kéo dài theo trục Đông - Tây, cửa ra vào ở hướng Bắc.
+ Tháp E8 và E9: là hai tháp nhỏ, ở góc Đông Bắc, phía sau tháp E4, hiện chỉ còn một vài dấu tích nền móng.
Nhóm F: gồm 3 tháp, nằm ở phía Bắc nhóm E, bao gồm tháp chính F1, tháp cổng F2 và tháp phụ F3.
- Nhóm G: gồm 5 tháp, nằm trên một ngọn đồi thấp - giữa nhóm A và nhóm E. Hiện nay, chỉ còn lại đền thờ G1, với cửa chính mở về hướng Tây. Trên các cửa ra vào và cửa giả có các vòm cuốn hình mũi giáo, trang trí phù điêu nữ thần Laksmi. Thân tháp trang trí những mặt Kala. Góc tháp có tượng sư tử bằng sa thạch.
- Nhóm H: gồm 4 tháp, nằm trên một ngọn đồi thấp phía Tây - Bắc nhóm B, C, D. Đặc biệt, tại khu vực này đã phát hiện một bức phù điêu lớn, hình thần Shiva.
- Tháp K, L, M, N: nằm riêng lẻ và cách xa khu trung tâm. Phần lớn các tháp này đã bị hư hỏng.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật Khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 1272/QĐ-TTg, ngày 12/08/2009).
Trong thời gian qua, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản Văn hóa Hội An đã sưu tầm, tập hợp được nguồn tư liệu Hán Nôm khá đồ sộ, phong phú cả về hình thức lẫn nội dung, gồm các thể loại văn bản từ sắc, trình, trát, địa bạ, khế ước, gia phả, phân thư, sách thuốc, kinh kệ… được viết, in trên nhiều chất liệu như giấy, vải lụa, khắc trên đá, gỗ chuông đồng…