Tìm Người Yêu: Những Câu Chuyện Thành CôngTìm Người Yêu: Những Câu Chuyện Thành Công” là một chủ đề thú vị và đầy cảm hứng, đặc biệt trong bối cảnh hiện đại khi công nghệ và mạng xã hội ngày càng phát triển. Những câu chuyện thành công về hành trình tìm kiếm người yêu thường mang đến hy vọng và niềm tin cho những ai vẫn đang trên con đường tìm kiếm nửa kia của mình. Có người gặp được tình yêu đích thực qua một ứng dụng hẹn hò trực tuyến, người khác lại tìm thấy người bạn đời của mình trong một... Tìm Người Yêu: Những Câu Chuyện Thành CôngTìm Người Yêu: Những Câu Chuyện Thành Công” là một chủ đề thú vị và đầy cảm hứng, đặc biệt trong bối cảnh hiện đại khi công nghệ và mạng xã hội ngày càng phát triển. Những câu chuyện thành công về hành trình tìm kiếm người yêu thường mang đến hy vọng và niềm tin cho những ai vẫn đang trên con đường tìm kiếm nửa kia của mình. Có người gặp được tình yêu đích thực qua một ứng dụng hẹn hò trực tuyến, người khác lại tìm thấy người bạn đời của mình trong một buổi gặp gỡ bạn bè. Mỗi câu chuyện đều có những điểm chung là sự kiên nhẫn, niềm tin và lòng chân thành. Qua những câu chuyện này, chúng ta thấy rằng tình yêu không phân biệt tuổi tác, khoảng cách hay hoàn cảnh. Điều quan trọng là mỗi người đều có cơ hội tìm thấy tình yêu đích thực của mình, chỉ cần họ mở lòng và tin tưởng vào những điều tốt đẹp sẽ đến.Một trong những câu chuyện đáng nhớ là câu chuyện của Minh và Lan. Cả hai gặp nhau qua một ứng dụng hẹn hò trực tuyến, nơi họ bắt đầu bằng những cuộc trò chuyện đơn giản. Minh, một chàng trai trầm lắng và ít nói, đã dần dần mở lòng trước sự chân thành và ấm áp của Lan. Sau vài tháng trò chuyện, họ quyết định gặp nhau ngoài đời thực. Cuộc gặp gỡ đầu tiên tại một quán cà phê nhỏ đã trở thành điểm khởi đầu cho một mối quan hệ đẹp đẽ và lâu bền. Sự đồng điệu về sở thích và quan điểm sống đã giúp Minh và Lan xây dựng nên một tình yêu vững chắc, vượt qua mọi khó khăn và thử thách.Không chỉ có Minh và Lan, câu chuyện của Hùng và Mai cũng là một minh chứng cho việc tình yêu có thể đến từ những nơi bất ngờ nhất. Hùng và Mai gặp nhau trong một chuyến du lịch nhóm tổ chức bởi công ty. Ban đầu, họ chỉ xem nhau như những người bạn cùng đi du lịch, nhưng qua những hoạt động chung và những cuộc trò chuyện, họ dần nhận ra sự hòa hợp đặc biệt. Sau chuyến du lịch, Hùng quyết định tỏ tình với Mai và may mắn thay, cô cũng có tình cảm với anh. Họ đã cùng nhau vượt qua khoảng cách địa lý và xây dựng nên một mối tình bền chặt.Những câu chuyện này không chỉ là những minh chứng sống động cho sự tồn tại của tình yêu đích thực, mà còn mang lại niềm tin và hy vọng cho những ai vẫn đang tìm kiếm người bạn đời của mình. Dù là qua mạng xã hội, trong các chuyến du lịch hay trong những buổi gặp gỡ bạn bè, tình yêu có thể đến từ những nơi bất ngờ nhất và vào những thời điểm mà chúng ta không ngờ tới. Điều quan trọng là mỗi người cần mở lòng, kiên nhẫn và tin tưởng vào những điều tốt đẹp sẽ đến.Tình yêu không phân biệt tuổi tác, khoảng cách hay hoàn cảnh. Mỗi người đều có cơ hội tìm thấy tình yêu đích thực của mình, chỉ cần họ sẵn sàng mở lòng và tin tưởng vào hành trình tìm kiếm tình yêu của mình. Những câu chuyện thành công này là minh chứng rõ ràng nhất cho việc tình yêu đích thực vẫn tồn tại và luôn chờ đợi chúng ta tìm thấy. Xem thêm.
Cuối cùng, Chủ Đầu tư có thể (thông qua một thỏa thuận trước với Nhà thầu chính/Tổng thầu) cung cấp các tiện ích công trường cho Nhà thầu phụ chỉ định. Việc sử dụng, chi trả các chi phí phát sinh (nếu có) sẽ do Nhà thầu chính/Tổng thầu tự thu xếp và thống nhất với Nhà thầu phụ chỉ định. Chủ Đầu tư can dự vào vấn đề này một cách ít nhất.
Tất nhiên, bên cạnh nhiều lợi ích mà Chủ Đầu tư có thể nhận được, thì việc lạm dụng cơ chế chỉ định có thể gây ra những rủi ro nhất định cho việc phát triển dự án như khả năng kiểm soát, điều phối và quản lý của Nhà thầu chính/Tổng thầu, chất lượng của những Nhà thầu phụ được chỉ định cũng như khả năng chia tách các gói thầu khác nhau của Chủ Đầu tư.
Lợi Ích Của Việc Chỉ Định Nhà Thầu Phụ
Ngược lại với hướng tiếp cận khá hạn chế và mang tính ràng buộc nói trên về Nhà thầu phụ chỉ định của các quy định pháp luật Việt Nam, thực tiễn đã ghi nhận những lợi ích tích cực từ việc sử dụng chế định Nhà thầu phụ chỉ định và do vậy việc bổ nhiệm Nhà thầu phụ chỉ định trong quá trình triển khai các dự án không phải là hiếm.
Những lợi ích mà Chủ Đầu tư có thể nhận được từ việc sử dụng cơ chế chỉ định thầu phụ bao gồm:
Thứ ba, việc chỉ định giúp Chủ Đầu tư có thể duy trì được mối quan hệ hữu hảo với Nhà thầu phụ và kiểm soát được giao dịch
Không ít trường hợp mà ở đó Chủ Đầu tư và một (hoặc một số) Nhà thầu phụ chỉ định có mối quan hệ hữu hảo trong việc phát triển nhiều dự án khác nhau.
Thông qua cơ chế chỉ định (i) Chủ Đầu tư và Nhà thầu phụ chỉ định vẫn sẽ duy trì được các cơ hội để hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau; (ii) Chủ Đầu tư có thể đặt ra các yêu cầu và điều kiện mà Nhà thầu phụ cần tuân thủ, đổi lại Nhà thầu phụ chỉ định sẽ nhận được các lợi ích này thông qua chỉ dẫn của Chủ Đầu tư đến Nhà thầu chính/Tổng thầu.
Hai Công Cụ Bảo Vệ Trách Nhiệm Hữu Hiệu
Để hạn chế các rủi ro, trách nhiệm của Nhà thầu chính/Tổng thầu liên quan đến/xuất phát từ lỗi của Nhà thầu phụ nói chung và Nhà thầu phụ chỉ định nói riêng, Nhà thầu chính/Tổng thầu thường sử dụng hai công cụ (biện pháp) quan trọng, bao gồm Nghĩa Vụ Giáp Lưng (back-to-back) và Chỉ Thanh Toán Sau Khi Đã Nhận Được Thanh Toán (pay upon paid).
Nghĩa Vụ Giáp Lưng (“back – to – back”) trong Hợp đồng thầu phụ
Tại Việt Nam, nghĩa vụ giáp lưng có thể được xem như là phổ biến và được áp dụng ở hầu hết các dự án phát triển bất động sản hay dự án hạ tầng có quy mô lớn. Tuy nhiên, mỗi bên, tùy theo vị trí, năng lực, và quyền lợi của mình lại có cách hiểu không giống nhau về “nghĩa vụ giáp lưng”. Lấy ví dụ dưới đây:
Nhà thầu chính/Tổng thầu ký hợp đồng với Chủ Đầu tư để thi công và hoàn thành một khách sạn có tiêu chuẩn 5 sao. Trong quá trình thực hiện dự án, Nhà thầu chính/Tổng thầu ký các hợp đồng thầu phụ với các Nhà thầu phụ cho các gói thầu: thang máy, mặt dựng, chiếu sáng và âm thanh, cảnh quan, cơ – điện – kỹ thuật, và hoàn thiện nội thất. Những cách hiểu sau đây về nghĩa vụ giáp lưng được các bên nêu ra và không tìm được tiếng nói chung, cụ thể:
Thứ nhất, nghĩa vụ giáp lưng có nghĩa là (các) Nhà thầu phụ phải tuân thủ hoàn toàn yêu cầu của hợp đồng chính, dù những quy định đó có áp dụng với Nhà thầu phụ hay không;
Thứ hai, nghĩa vụ giáp lưng có nghĩa là Nhà thầu chính/Tổng thầu chỉ có nghĩa vụ thanh toán cho (các) Nhà thầu phụ sau khi Nhà thầu chính/Tổng thầu đã nhận được khoản thanh toán từ Chủ Đầu tư;
Thứ ba, nghĩa vụ giáp lưng có nghĩa là áp dụng tương ứng/tương tự như hợp đồng giữa Nhà thầu chính/Tổng thầu với Chủ Đầu tư. Chẳng hạn, hợp đồng giữa Nhà thầu chính/Tổng thầu với Chủ Đầu tư quy định “Chủ Đầu tư có nghĩa vụ thanh toán cho Nhà thầu chính/Tổng thầu trong thời hạn (x) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu thanh toán”, thì Nhà thầu chính/Tổng thầu cũng có nghĩa vụ phải thanh toán cho (các) Nhà thầu phụ “trong thời hạn (x) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu thanh toán”.
Thứ tư, nghĩa vụ giáp lưng có nghĩa là Nhà thầu chính/Tổng thầu chỉ ký duyệt các phát sinh, gia hạn thời gian hoàn thành công việc, hoặc ký biên bản nghiệm thu, bàn giao cho (các) Nhà thầu phụ sau khi Nhà thầu chính/Tổng thầu đã nhận được các chấp thuận, chỉ dẫn, phê duyệt, biên bản tương ứng từ Chủ Đầu tư.
Thứ năm, nghĩa vụ giáp lưng có nghĩa là cùng có nghĩa vụ để thi công, hoàn thành công việc và sửa chữa các sai sót theo đó với mục đích chung là mang lại cho Chủ Đầu tư một công trình/dự án hoàn chỉnh, trọn vẹn. Tất cả những vấn đề về quyền, lợi ích hay trách nhiệm của các bên cho mỗi/từng vấn đề khác nhau trong hợp đồng không phải là yếu tố hay cơ sở để đánh giá về bản chất của “nghĩa vụ giáp lưng”.
CNC ủng hộ quan điểm cuối cùng bởi vì nó thể hiện đúng bản chất mối quan hệ giữa các bên. Khi một yêu cầu được đặt ra bởi Chủ Đầu tư thì tất cả các bên sẽ cùng có nỗ lực, nghĩa vụ như nhau (chung) để hoàn thành/đáp ứng các yêu cầu đó của Chủ Đầu tư.
Việc mỗi bên được hưởng quyền hay gánh các nghĩa vụ trong quá trình thực hiện những yêu cầu của Chủ Đầu tư sẽ được thực hiện trên cơ sở của những mối quan hệ, hoàn cảnh, bối cảnh cụ thể mà không thể dựa vào việc bên đó đã nhận được các quyền hay đã được miễn các nghĩa vụ đó hay chưa.
Nói cách khác, khi Chủ Đầu tư chỉ có một Dự án/Công việc duy nhất để hoàn thành thì tất cả những chủ thể tham gia theo đó sẽ cùng có nghĩa vụ để hoàn thành. Những quyền lợi hay nghĩa vụ mà họ gánh chịu chính là từ mức độ tham gia và những thỏa thuận giữa họ với chủ thể còn lại. Chỉ như vậy thì mối quan hệ giữa các bên trong từng hợp đồng mới được độc lập và hạn chế được các tranh chấp tiềm tàng xảy ra trog quá trình thực hiện hợp đồng.
Tuy nhiên, dù hiểu và vận dụng theo bất kỳ cách nào thì “nghĩa vụ giáp lưng” không được là cơ sở, quy định làm cho một bên phải chịu thiệt hại, gánh chịu quá nhiều rủi ro, hoặc làm gia tăng các chi phí khi thực hiện bởi khi “nghĩa vụ giáp lưng” được áp dụng triệt để (từ Chủ Đầu tư tới Nhà thầu chính/Tổng thầu, tới Nhà thầu phụ, và tới các Nhà thầu phụ sau đó) thì nguy cơ gây ra các tranh chấp là rất cao. Khi đó, ý nghĩa và mục đích của “nghĩa vụ giáp lưng” là để phục vụ cho lợi ích của Chủ Đầu tư sẽ không thể được duy trì.
Do vậy, khi soạn thảo hợp đồng (đặc biệt là các hợp đồng thầu phụ) cần phải đảm bảo được tính mạch lạc, dự liệu được nhiều nhất các tình huống xấu có thể xảy ra và có cơ chế xử lý phù hợp. Chẳng hạn:
Vấn đề về thời hạn thực hiện các công việc, nghĩa vụ của hợp đồng: Cần lưu ý về thời hạn để Nhà thầu phụ thực hiện nghĩa vụ thường ngắn hơn so với thời hạn mà Nhà thầu chính/Tổng thầu phải thực hiện bởi khi đó Nhà thầu chính/Tổng thầu mới có thời gian kiểm tra, yêu cầu sửa chữa những sai sót (nếu có).
Vấn đề về giải quyết tranh chấp: Trong quá trình thực hiện, nếu có sai sót hoặc trách nhiệm pháp lý phát sinh thì Chủ Đầu tư sẽ luôn muốn quy trách nhiệm cho Nhà thầu chính/Tổng thầu – người trực tiếp tham gia vào quan hệ hợp đồng thầu chính với mình. Tương tự, Nhà thầu chính/Tổng thầu sẽ đẩy trách nhiệm này cho Nhà thầu phụ – người trực tiếp thực hiện/triển khai công việc. Do vậy, Nhà thầu chính/Tổng thầu sẽ ở trong mối quan hệ ràng buộc với hai hợp đồng khác nhau và có thể phải tham gia vào hai hoặc nhiều vụ tranh chấp đối với cùng một vấn đề phát sinh.
Vấn đề tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng: Một tình huống rất điển hình khi hợp đồng giữa Chủ Đầu tư và Nhà thầu chính/Tổng thầu bị tạm ngưng hoặc chấm dứt thì hợp đồng thầu phụ cũng sẽ bị tạm ngưng hoặc chấm dứt theo. Khi đó, Nhà thầu phụ sẽ không thể yêu cầu Nhà thầu chính/Tổng thầu phải tiếp tục thực hiện hợp đồng thầu phụ hoặc bồi thường thiệt hại, trừ khi việc tạm ngưng hoặc chấm dứt hợp đồng thầu chính là do lỗi của Nhà thầu chính/Tổng thầu.